Từ xưa đến nay nghệ thuật sắp đặt chưa có hệ thống hay theo một quy luật nhất định nào, nhưng nó vẫn tồn tại và hiện diện mọi lúc, mọi nơi vì người ta đã nhìn thấy sự trợ giúp hữu hiệu của nó rất đắc lực.
Cõi thiền - Tác phầm Lê Thạnh/Comaihoa |
Sắp đặt là điểm nhấn cho mọi loại hình nghệ thuật hay không nghệ thuật, sẽ lột tat được nét đẹp mà loại hình đó đang giấu kín. Tôi cho rằng sắp đặt là … “nghệ thuật làm đẹp”. Vì nó liên quan với cái đẹp, nên các nghệ sĩ luôn “nhòm ngó” đến và họ đã biết khai thác triệt để nó, nhưng sự sắp đặt của họ còn mang tính cách tùy tiện theo sở thích riêng của từng người. Tác phẩm sắp đặt (installation) đi tiên phong là các họa sỹ và kiến trúc sư Âu – Mỹ, họ nắm bắt để làm tăng giá trị nghệ thuật gây ấn tượng tốt đẹp và cảm xúc mạnh cho người chiêm ngưỡng tác phẩm của họ, nhờ vậy, kết quả thường được như ý. Họ biết rằng tác phẩm sắp đặt càng gợi cảm càng khiến mọi người quan tâm chú ý, càng dễ thẩm thấu lòng người, được mọi người đón nhận nhiều hơn.
Gần đây ở Việt Nam, nghệ thuật sắp đặt mang tính dân tộc đã làm cho giới mỹ thuật quan tâm nhiều.
Tại festival Huế 2006, ngành mỹ thuật Huế đã khai thác loại hình này tối đa với tham vọng tạo sự hoành tráng của ngày lễ hội, thu hút và gây ấn tượng mạnh cho người thưởng ngoạn như:Sắp đặt hoa sen đua nở trên hồ nước, sắp đặt người diễu hành trên bộ, sắp đặt tượng đài điêu khắc ở công viên (tất cả đều đặc trưng cho cá tính người Việt)
Trên báo Van nghệ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã hết lời ca ngợi nhà thơ Nguyễn Duy biết cách sắp đặt thơ vào lịch “trở thành những tác phẩm nghệ thuật gây ấn tượng cho người xem”. Muốn tạo ra sự chú ý trong cuộc triển lãm đó, Nguyễn Duy “ngoài lịch thơ còn có những chum chóe, vại chậu – sành gốm, những rổ rá dần sàng, những mành tre chiếu cói đã được sắp đặt thành nghệ thuật”. Tác giả đã đưa người xem trở về với thuần túy đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vốn rất đơn sơ, rất dân dã mang bản sắc yêu thương.
“Nghệ thuật sắp đặt” – đó là đề bài của nhà văn hóa Hữu Ngọc, đăng trên tạp chí VNHS: “người nghệ sĩ cảm thấy nghệ thuật tạo hình của hội họa với không gian hai chiều và ngay cả khi làm nổi bật những hình khối về bề dày vẫn chưa thể hiện được những tình cảm và ý nghĩ của mình”. Để thêm phần lôi cuốn, các nhà mỹ thuật đã mạnh dạn đưa nghệ thuật sắp đặt vào phụ trợ, điển hình là nữ họa sý Đặng Thị Khuê trình bày nghệ thuật sắp đặt mang phong cách dân tộc Việt tại Thụy Điển, được công chúng trong và ngoài nước đánh giá rất cao.
Tác phẩm sắp đặt "Còn lại núi sông" của họa sĩ Nguyễn Sơn. |
Bộ môn đá cảnh và nghệ thuật sắp đặt đá cảnh gần như được ra đời song hành cùng lúc. Đá cảnh là loại hình nghệ thuật từ tự nhiên mà có, không do bàn tay và trí óc con người nhào lặn ra, rất dễ tiếp cận, thưởng ngoạn và dễ làm chủ. Bù lại, nó mang nét đẹp tiềm ẩn từ trong, nên người chơi không dễ nhìn nhận thấu đáo hay nắm bắt được vè đẹ và giá trị đích thực. Đó là trở ngại lớn cho nhiều người thể hiện tác phẩm của mình mà không nắm bắt được quy luật tự nhiên cũng như nghệ thuật sắp đặt, sẽ làm cho tác phẩm đó trở lên méo móm không tôn được giá trị thực của nó.
Để tác phẩm đá cảnh đạt đến mức tối ưu, trước hết nghệ nhân phải biết đáng giá được vẻ đẹp của đá như thế nào? Thấy được cái độc đáo của đá mà ít người thấy được. Từ đó sắp đặt để thể hiện rõ cái mà mình đã nhìn thấy, cho người thưởng ngoạn cảm nhận cái mình đã cảm nhận, sẽ mang bản sắc cùng tính cách riêng của mình – bản sắc riêng sẽ tạo ra sự độc đáo riêng của dân tộc Việt, mà nghệ thuật bao giờ cũng chuộng sự độc đáo riêng biệt đó.
Nghệ thuật sắp đặt là cách duy nhất từ tay người can thiệp vào đá cảnh:
- Đặt để lột tả rõ được hình tượng (nếu tác phẩm có hình tượng)
- Đặt để thể hiển được đường vân nét lượn (nếu có vân đá)
- Đặt thế càng kỳ quái càng lôi cuốn sự chú ý và suy tưởng
Nghệ thuật sắp đặt của họa sĩ Đặng Thi Khuê |
Tạo đế:
Tùy theo từng viên đá để tạo đế, đế phải chạy theo đường lượn của chân đá, dạng tròn, bầu dục, hoặc vuông, cao thấp tù theo bề cao của đá. Chất liệu đế bằng đá tự nhiên hoặc gỗ cho đúng thuật âm dương.
Nếu đặt đá lên khay nước hay khay cát thì không phải làm đế vì khay nước hay khay cát đó đã là đế rồi.
Nghệ thuật sắp đặt là sự cần thiết cho giới hội họa và điêu khắc, riêng lãnh vực đá cảnh, nó còn là trọng yếu không thể thiếu, có nó mới thấy hết vẻ đẹp của đá cảnh, mới nâng cao trình độ nghệ thuật của nghệ nhân. Chỉ cần nhìn tác phẩm đá cảnh sắp đặt người ta sẽ đánh giá được năng lực, khiếu thẩm mỹ cũng như sự tưởng tượng của người thực hiện ở trình độ nào. Cũng cùng một tác phẩm, mỗi người sẽ sắp đặt theo phong cách riêng của họ mà họ cho là đẹp nhất – Trong cái đẹp của nghệ thuật không thể cân – đo – đong – đếm nên khó xác định cách nào nổi trội hơn cách nào (vì mỗi cách mang mỗi vẻ đẹp khác nhau). Chỉ có thời gian mới xác định được vẻ đẹp tồn tại lâu nhất sẽ là vẻ đẹp cao cả hơn.
Dù muốn hay không, khi thể hiện đá cảnh, nghệ nhân phải biết đưa nghệ thuật sắp đặt vào để nâng cao vẻ đẹp của nó. Xin khẳng định rằng: Nghệ thuật sắp đặt là ngưỡng để tiến đến thành công trong nghệ thuật đá cảnh, đó cũng là cách duy nhất cho người chơi đá cảnh được gửi hồn mình hòa nhập cùng với nét đẹp tự nhiên sẵn có của đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét