Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Đã tìm ra tên cây: CHÒI MÒI BỤI
Đây là cây cảnh tôi được người anh tặng cách đây hơn 5 năm. Cây rất đẹp, ấn tượng nhưng từ nhiều năm nay chưa ai khẳng định được đây là cây gì.
Hôm nay, sau khi tốn khá nhiều thời gian truy lục, tôi đã tìm ra nguồn gốc của cây: Đó chính là CÂY CHÒI MÒI BỤI.
Bài trên Danhydatviet.vn:
Hôm nay, sau khi tốn khá nhiều thời gian truy lục, tôi đã tìm ra nguồn gốc của cây: Đó chính là CÂY CHÒI MÒI BỤI.
Bài trên Danhydatviet.vn:
Chòi mòi bụi - Antidesma fruticosa (Lour) Muell - Arg, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Chòi mòi bụi
Mô tả: Cây nhỏ cao 2m, đứng, nhánh ngang, lúc non có lông ngắn màu hung. Lá có phiến xoan thuôn, dài 6-8cm, rộng 2,5-3,5cm, đều có mũi ngắn, gốc tù, không lông, mép nguyên; gân phụ 6-7 cặp; cuống 2-3mm, lá kèm như kim, có lông. Chùm như bông ở ngọn, mảnh dài 4-6cm, không lông; lá đài 2, rất nhỏ, không lông; nhị 3. Bộ phận dùng: Lá - Folium Antilesmae Fruticosae. Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư (Viện dược liệu). Xem thêm: http://comaihoa.blogspot.com/2011/08/gioi-thieu-mot-cay-canh-la-va-quai.html http://danhydatviet.vn/vi/news/Duoc-lieu/Choi-moi-bui-4735/ https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-go-lon/cay-choi-moi |
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
CUTF - Thuốc làm già cây bonsai.
Thông tin đã có một loại thuốc làm già cây cảnh, rút ngắn thời gian, tạo nên độ cổ lão một cách nhân tạo từng làm giới chơi cây xôn xao. Có người ủng hộ nhưng cũng có người phản đối. Thậm chic còn có người cho là đó chỉ là... tin đồn thất thiệt.
Hôm nay tình cờ "chộp" được tấm ảnh này và vài thông tin về sản phẩm, xin giới thiệu với các bạn.
Chế phẩm có tên là CUTF. Do Công ty CP Sinh vật cảnh Hà Nội sản xuất.
Giá bán cho 01 lốc, 12 hộp (mỗi hộp 100g): 3.288.000 đồng.
Số điện thoại ghi trên hộp thuốc là 0211.3379.6796. Hoặc gặp Mr. Tú 0913.494.687.
Các bạn có sử dụng xin vui lòng thông tin lại về hiệu quả.
Cổ Mai Hoa
Hôm nay tình cờ "chộp" được tấm ảnh này và vài thông tin về sản phẩm, xin giới thiệu với các bạn.
Chế phẩm có tên là CUTF. Do Công ty CP Sinh vật cảnh Hà Nội sản xuất.
Giá bán cho 01 lốc, 12 hộp (mỗi hộp 100g): 3.288.000 đồng.
Số điện thoại ghi trên hộp thuốc là 0211.3379.6796. Hoặc gặp Mr. Tú 0913.494.687.
Các bạn có sử dụng xin vui lòng thông tin lại về hiệu quả.
Cổ Mai Hoa
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Lộc vừng rộ hoa
Cây lộc vừng thế đỗ treo này đang bước vào thời kỳ rộ hoa.
Cách đây 3 năm, tôi rước nó về từ xã Tam Ngọc (Tam Kỳ). Với thế trồng ban đầu của anh Trí, người chủ cũ là thế nghiêng. Sau quá trình lựa chọn, tôi đã làm lại theo thế "đổ treo".
Đầu năm nay, khoảng tháng 5/2012, cây đã "hé nụ" mùa hoa đầu với vài chuỗi đu đưa, man mác tình đời.
Sau đó, cây bước vào giai đoạn "nghỉ đông". Với những gì cây thể hiện, tôi chắc mẫm cây sẽ rộ hoa vào dịp tết năm nay. Thế nhưng, không ngờ những ngày nắng hạn trái mùa vào tiết đông năm nay đã hối thúc và cây đã bùng hoa sớm. Với mức độ này, có lẽ khoảng 1 tuần nữa hoa sẽ nở rộ...
Cây lộc vừng thác đổ, không phụ lòng người...
Cây này là một kỷ niệm ghi dấu thời gian tôi làm việc tại Kỳ Lý, cách đây vài năm.
Cây lộc vừng đại thụ của cơ quan mọc ra từ gốc vài nhánh thừa. Ngẫm tiếc cho cây đã rức ruột đẻ ra cái nhánh khỏe mạnh thế này lại phải cắt bỏ đi thì thật uổng phí. Thế là tôi đã dùng nhiều giải pháp, (xẻ thân, uốn, kéo, chống...) để uốn sửa cái cành lộc vừng được cho là thừa thải này. Còn nhớ, khi tôi uốn sửa cái cành cây lèo tèo dưới gốc lộc vừng đại thụ, mọi người không hiểu nên có vẻ như nghĩ tôi làm chuyện... vu vơ. Tôi chỉ cười cười cho qua chuyện: Kệ mà, làm chỉ là để cho vui thôi mà...
Đến khi đã ổn về tạo hình, tôi "dỡ bài" chiết cây một cách rất cẩn thận. Lúc ấy ý đồ đã quá rõ nhưng vẫn không khỏi có những tiếng chê bai. Đại loại "với lộc vừng mà chiết thì đừng hòng có hoa"...
Nhưng rồi sau 3 năm tách mẹ, giờ đây cây lộc vừng thác đổ được chiết ra từ một cây đại thụ đã hoàn thiện, đã ra hoa và đường đường là một tác phẩm đáng xem.
Thiễn nghĩ, cây cối đôi khi còn có thể hơn cả người, không bao giờ phụ bạc...
Cây lộc vừng "Long Thăng" thế quái cũng rộ hoa.
Lần này thì thậm chí rất nhiều hoa. Chi chít trong từng kẽ lá, cả những mầm bé còn sót lại (những mầm lúc rãnh rỗi tôi thường cắt bỏ đi cho thoáng cây) vẫn cứ phóng hoa.
Tôi có ý chờ đến khi hoa nỡ nhiều mới đưa ảnh lên nhưng vì sự phấn kích về cây khiến tôi không thể chờ thêm. Ảnh chụp sáng nay (05/12).
Lê Thạnh - Cổ Mai Hoa
11/2012
Ảnh đêm 06/12/2012 |
Cách đây 3 năm, tôi rước nó về từ xã Tam Ngọc (Tam Kỳ). Với thế trồng ban đầu của anh Trí, người chủ cũ là thế nghiêng. Sau quá trình lựa chọn, tôi đã làm lại theo thế "đổ treo".
Đầu năm nay, khoảng tháng 5/2012, cây đã "hé nụ" mùa hoa đầu với vài chuỗi đu đưa, man mác tình đời.
Sau đó, cây bước vào giai đoạn "nghỉ đông". Với những gì cây thể hiện, tôi chắc mẫm cây sẽ rộ hoa vào dịp tết năm nay. Thế nhưng, không ngờ những ngày nắng hạn trái mùa vào tiết đông năm nay đã hối thúc và cây đã bùng hoa sớm. Với mức độ này, có lẽ khoảng 1 tuần nữa hoa sẽ nở rộ...
Cây lộc vừng thác đổ, không phụ lòng người...
Cây này là một kỷ niệm ghi dấu thời gian tôi làm việc tại Kỳ Lý, cách đây vài năm.
Cây lộc vừng đại thụ của cơ quan mọc ra từ gốc vài nhánh thừa. Ngẫm tiếc cho cây đã rức ruột đẻ ra cái nhánh khỏe mạnh thế này lại phải cắt bỏ đi thì thật uổng phí. Thế là tôi đã dùng nhiều giải pháp, (xẻ thân, uốn, kéo, chống...) để uốn sửa cái cành lộc vừng được cho là thừa thải này. Còn nhớ, khi tôi uốn sửa cái cành cây lèo tèo dưới gốc lộc vừng đại thụ, mọi người không hiểu nên có vẻ như nghĩ tôi làm chuyện... vu vơ. Tôi chỉ cười cười cho qua chuyện: Kệ mà, làm chỉ là để cho vui thôi mà...
Đến khi đã ổn về tạo hình, tôi "dỡ bài" chiết cây một cách rất cẩn thận. Lúc ấy ý đồ đã quá rõ nhưng vẫn không khỏi có những tiếng chê bai. Đại loại "với lộc vừng mà chiết thì đừng hòng có hoa"...
Nhưng rồi sau 3 năm tách mẹ, giờ đây cây lộc vừng thác đổ được chiết ra từ một cây đại thụ đã hoàn thiện, đã ra hoa và đường đường là một tác phẩm đáng xem.
Thiễn nghĩ, cây cối đôi khi còn có thể hơn cả người, không bao giờ phụ bạc...
Cây lộc vừng "Long Thăng" thế quái cũng rộ hoa.
Lần này thì thậm chí rất nhiều hoa. Chi chít trong từng kẽ lá, cả những mầm bé còn sót lại (những mầm lúc rãnh rỗi tôi thường cắt bỏ đi cho thoáng cây) vẫn cứ phóng hoa.
Tôi có ý chờ đến khi hoa nỡ nhiều mới đưa ảnh lên nhưng vì sự phấn kích về cây khiến tôi không thể chờ thêm. Ảnh chụp sáng nay (05/12).
Lê Thạnh - Cổ Mai Hoa
11/2012
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Tìm hiểu thêm về Kiểng cổ Nam bộ
Kiểng cổ hay cây cảnh tạo hình lối cổ là một loại hình nghệ thuật có từ ngàn xưa. Ở Việt Nam, nó đã được phổ biến thành một dạng nghệ thuật dân gian. Tùy theo theo niệm thẩm mỹ cảu từng dân tộc, từng khu vực mà cây kiểng cổ có nhiều kiểu khác nhau.
Nói đến kiểng xưa, ta nhận thấy kiểu hình của nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cây kiểng cổ được uốn sửa theo lối chiết chi nghị diện, tàm tùng tứ đức hoặc Tam cương ngũ thường là một dạng thức đặc biệt, rất đặc trưng cho khu vực Nam bộ. Đây là một kiểu thức đại diện cho cây kiểng xưa ở miền Nam mà không nơi nào có.
1. Nguồn gốc của kiểng cổ
Về nguồn gốc, có thể nói từ khi Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, người có công khai phá vùng đất phía Nam và đã đưa những lưu dân vào lập ấp, xây dựng cuộc sống mới. Trong dòng người lưu dân này (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn…) rất đa dạng về thành phần, còn một số người có điều kiện hơn nhưng họ chán ghét cuộc sống làm quan, thêm vào đó là chiến chanh liên miên giữa Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh làm cho dân chúng ngày càng cơ cực. Cho nên họ là ngững con người có thể do được chiêu mộ, bị lưu đầy hay tự động bỏ xứ mà vào phương Nam mưu cầu một cuộc sống mới. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tư tưởng của họ trong quá trình xay dựng, phát triển cuộc sống trên vùng đất mới cũng có thể nói rằng tư tưởng của họ vẫn còn hoài niệm về cố hương, họ vẫn không quên nguồn gốc của mình, không quên đạo làm người, dù có bỏ xứ mà đi. Điều này thể hiện rất rõ trong phong cách, lối uốn sửa tạo dáng cây kiểng xưa mà chúng ta đang xem xét.
Theo thời gian, những người ở đất phương nam, dần dà xây dựng được sự nghiệp. CÙng với sự phát triển về kinh tế, sự phân chia trong xã hội đã xuất hiện, một số điền chủ có tài sản ngày càng nhiều, ngay cả người nghèo cũng có một cuộc sống khác hơn thời cha ông còn ở bổn quán. Một cuộc sống mới đã xuất hiện trên vùng đất mới, , tuy còn hoang sơ nhưng nhàn, điều kiện sống tốt, việc trồng cây kiểng hưởng nhàn dần dà định hình trong xã hội. Có lẽ vì tưởng nhớ công ơn ông Nguyễn Hữu Cảnh, sợ phạm úy, mà người dân phương nam đọc trại từ “Cây cảnh” thành ra “Cây kiểng”.
2. Đặc điểm của cây kiểng Nam bộ
Do ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Lão giáo, con người muốn gần lại với thiên nhiên hơn và do ảnh hưởng của Nho giáo nên những bậc tiền nhân xưa dù xa quê cha, đất tổ vẫn không quên được nguồn cội và đạo làm người, cho nên trong quá trình tạo tác cây kiểng, họ muốn gửi gắm tinh thần, tâm ý của mình vào từng chậu cây, từng tán lá, nhằm mục đích sửa mình và giáo dưỡng con cháu. Cây được sửa có ngọn quy căn, hòi đầu (thể hiện sự không quên nguồn cội). Kiểu “Tam cương ngũ thường” hay “Tam tòng tứ đức” thể hiện đạo làm người của nam và nữ thật rõ ràng. Như vậy tư tưởng, triết lý sống của người xưa được hình tượng hóa rất rõ nét qua dáng thế của cây kiểng cổ.
Tên gọi kiểng cổ chỉ mới xuất hiện ở vài thập niên sau này, từ khi loại hình bonsai của Nhật Bản lan rộng vào miền Nam. Trước kia người ta chỉ gọi là cổ mộc, cây kiểng. Đến bây giờ khi nghe từ “kiểng cổ” đại đa số người chơi cây đều liên tưởng đến kiểu thức kiểng chiết chi nhị diện và nó gần như là một định danh cụ thể cho loại hình kiểng này.
Cây kiểng cổ là cây được uốn sửa một cách công phu, đúng số tán, đúng nhánh, không thừa, không thiếu, mỗi thành phần trong cây đều có một giá trị nhất định, tiềm ẩn một triết lý sống cụ thể.
Cây kiểng lấy số 3, 5 làm căn bản do xuất phát từ nguyên lý âm dương, ngũ hành… thường sử dụng số lẻ, ít khi sử dụng số chẵn, ngoại trừ một số thế cây thể hiện các điển tích. Bộ kiểng cổ ban đầu thường là bộ 5 cây gọi là “ngũ phúc” được xếp theo hình chữ “Ngũ”. Bộ 3 cây gọi là bộ “Tam tài” xếp thẳng hàng, cây trung bình được xếp ở giữa. Về sau này vì những lí do rất khác nhau, kiểng cổ chỉ còn được thưởng ngoạn ở một cặp đôi đối xứng nhau.
Cây trung bình ở giữa bộ cây kiểng là cây chủ, thường có tầm vóc cao hơn, cành nhánh được uốn chiết chi theo kiểu âm- dương và thường được sửa theo dáng “thất hiền” hay “ngũ phúc”.
Các cây hai bên thường thấp hơn, thân được uốn hơi cong theo dáng xuy phong, tùy theo dáng cơ bản và tính chất của cây mà nó được uốn sửa theo dáng mẫu tử hay phụ tử.
3. Phân loại cây kiểng cổ Nam bộ
a/ Xét về mặt tính chất
Cây đại diện cho phái nam là cây xuy phong dáng phụ - tử. HÌnh dáng câu “cha” mạnh mẽ, gân guốc, cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, phóng khoáng, nét mạnh (kiểu tán võ). Cây thường được sửa theo dáng “Tam cương ngũ thường” tiêu biểu cho đạo làm người của phái nam trong thời kỳ đó. Tâm cương là: quân thần cương (đạo vua tôi), phu thê cương (đạo vợ chồng), phụ tử cương (đạo cha con). Ngũ thường là năm đức tính cảu người nam nhân là : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhing chung đó là giềng mối, phẩm chất của đạo làm người, của người quân tử trong xã hội thời đó.
Cây đại diện cho phái nữ là cây xuy phong mẫu tử. Hình dáng cây thường mềm mại uyển chuyển. Cành nhánh cây được uốn sửa cách ẻo lả hơn, thiên về âm tính (kiểu tán văn), cành có thể uốn tréo qua thân (tréo chữ nữ) biểu hiện cho nữ tính, cho nên thông thường những loại cây có hoa, có hương thơm thường được sử dụng cho loại hình này. Cây kiểng được sửa theo ý này là cây “Tam tòng tứ đức”. Tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử. Tứ đức là bốn đức tính của người phụ nữ: Công – dung – ngôn – hạnh.
Việc uốn sửa cây kiểng cổ tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc âm – dương.
b/ Xét về hình thái (hình dáng):
Cấu trúc thân cành ở cây xuy phong Tam cương ngũ thường ta thấy: Phần gốc thân được trồng và sửa nghiên khoảng 45 đọ so với mặt đất, phần thân dưới được uốn cong hướng vào trực chính tâm, phần thân còn lại đến ngọn được uốn lượn nhẹ, cuối cùng ngọn cũng đi vào trục chính tâm của gốc (quy căn) biểu đạt một điều: dù có đi xa, phát triển đến đâu cũng không hề quên nguồn cội. Cây tử xuất phát từ gốc cha hợp thành một góc 90 độ. Chiều cao thân cây tử không vượt quá tán thứ 2 của cây chính và được uốn hơi cong theo chiều ngược lại với cây cha.
Cây cha có cấu trúc 5 tán: gốc xiên về bên phải thì tán thứ nhất được uốn về bên phải. Đoạn thân thứ hai uốn cong nhẹ vào trong, tán thứ hai được uốn về phía trái tuân thủ nguyên tắc âm – dương. Đoạn thứ ba được uốn cong vào chính trục tâm cảu gốc, tán thứ 3 được uốn về phía bên phải theo lối chiết chi. Đoạn thân thứ tư được uốn về phía bên trái. Đoạn thân thứ 5 được uốn về chính tâm gốc (quy căn)
Cây tử có cấu trúc 3 tàn: Tàn thứ nhata được uốn về phía bên trái, tạo nét cân bằng với cây cha. Tàn thứ hai được uốn về phía bên phải theo lối chiết chi, tàn thứ 3 là ngọn chỉ cao bằng hoặc thấp hơn tán thứ 2 của cây chính.
Cành ở kiểng cổ được uốn sửa theo lối chiết chi nhị diện có âm, có dương, có văn có võ thật hài hòa. Cành được xếp đặt ở phần lồi của thân. Cành được uốn sửa theo kiểu vòi chạo cong lên, cong xuống thể hiện nguyên lý cực dương biến âm, cực âm biến dương.
Nếu đúng khoảng cách mà cành lại mọc ở vị trí ngược lại (cũng có thể theo ý muốn chủ quan) hoặc mọc ở phần lõm của thân, cành sẽ được uốn vòng qua thân chính theo hướng ngược lại. Việc uốn cành như vậy được xem là một nét đẹp của cây và cành này được gọi là cành uốn chữ nữ. Theo quan điểm riêng, thì đây là kiểu uốn tàn văn chứ không phải tàn võ, vì đó biểu đạt tính mềm dẻo, tính nhu, tính âm, thể hiện nữ tính.
Tán lá được cắt tỉa thành từng đĩa mỏng, hình trong, trái tin hay được tạo thành khối hình bán nguyệt mỏng. Các nhánh sơ cập, thứ cấp được cắt tỉa theo lối chiết chi để tạo ra một tàn cây đẹp.
Ngọn là phần cao nhất của cây, được tính là 1 tàn. Ngọn được cắt sửa thành khối hình bán nguyệt hay đĩa mỏng và nó được sửa theo các kiểu sau:
- Kiểu tàn võ (dương): tàn ngọn mọc thẳng, được cắt sửa thành đĩa hay khối không cho vươn cao nữa.
- Kiểu tàn văn (âm): Tàn ngọn được uốn cong xuống hướng về phía gốc (ý hồi đầu) rất khiêm tốn, nhã nhặn.
- Kiểu tàn văn võ (âm - dương): ngọn được chia ra hai bên tạo thành hai khối quân bằng thể hiện sự cân bằng âm – dương, biểu đạt sự trung dung ở đời.
Cách uốn sửa tàn ngọn phụ thuộc vào dáng thế, tính chất của cây cảnh cho phù hợp. Cây có gốc to, dáng thế mạnh biểu thị nam tính mạnh, được uốn sửa ngọn theo kiểu tàn võ, cây có dáng mềm mại uyển chuyển ngọn được sửa theo kiểu tàn văn rất hợp lý.
Về chiều cao của cây kiểng cổ, thông thường là 1,6m, vì nó là dạng kiểng dùng để trang trí trước sân nhà, cho nên tầm vóc được sửa cho cân đối hài hòa với nhà và cũng là ngang tầm quan sát của người thưởng ngoạn. Tuy nhiên đây cũng là con số tương đối, tham khảo, chứ không mang tính chuẩn mực như một số tài liệu đã đưa ra. Vì một cây kiểng cổ có giá trị, thể hiện ở tính chất mà nó mang, chứ không phải do khuôn khổ quy định về thước tấc. Chiều cao của cây phụ thuộc vào độ lớn cảu thân gốc một cách hài hòa và cũng một phần do ý muốn chủ quan của việc trang trí.
Về mặt nguyên tắc, cây kiểng cổ chiết chi nhị diện, bộ cành được uốn sửa theo lối âm – dương nghĩa là một tàn bên này, một tàn bên kia. Tuy nhiên, trong thực tế quan sát được ở một số cặp kiểng cổ ta thấy: hai tàn dưới thấp của cây chỉnh lại được uốn về một bên, tàn thứ ba mới được uốn về phía dối diện. Ở đây có lẽ nhằm mục đích tạo ra một bố cục cân bằng trong tác phẩm, tác phẩm sẽ không bị nặng nề về phía cây tử chăng? Và cũng có thể tàn thứ hai của cây chính sẽ không gần mà che khuất tàn ngọn của cây tử tạo nên nét thông thoáng cho tác phẩm.
Nhân việc bàn về cây kiểng cổ, chúng tôi xin được nhắc lại câu: “Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng”. Câu này hàm ý chí tính chất của cây được uốn sửa một cách mềm mại, yểu điệu, thể hiện được nữ tính ở cây mai. Còn ở cây tùng được uốn sửa một cách dứt khoát, mạnh mẽ, cương trực, cành nhánh không được uốn sửa yểu điệu, khí phách như người quân tử, biểu hiện cho nam tính.
Như vậy cây mai đại diện cho phái nữ, do đó nó được uốn sửa làm sao cho bộc lộ được nét mềm mại, nữ tính là biểu hiện được tính chất của cây. Nếu có cành bắt chéo chữ nữ thì càng đẹp, nhưng trên cây chỉ nên có 1 cành bắt chéo chữ nữ để biểu hiện tính chất là đủ, chứ không phải bắt nhiều cành chéo lên cây mai mới thể hiện được điều này, vì nếu cành bắt chéo nhiều trên cây sẽ có một ý nghĩa khác không tốt, không hay. Theo quan điểm riêng, ngay trên một cặp kiểng cổ cũng chỉ nên uốn chữ nữ ở một cây mà thôi. Nếu cả hai cây cùng có cành chéo nữ, thì ý nghĩa của nó cũng không tốt, có thể được hiểu theo hướng khác cách lệch lạc.
Như vậy sửa lối chiết chi nhị diện ở cây kiểng cổ đặc trưng cho miền nam, thể hiện rất rõ tâm ý cảu người tạo ra nó. Qua việc thưởng ngoạn cây, người xem còn thấy rõ được triết lý sống, hiểu rõ cương thường đạo lý giữa con người và xã hội, để từ đó xác lập được giềng mối quan hệ gia đình và xã hội, tự tu tâm dưỡng tính, giáo dưỡng tinh thần. Nó không những là một môn nghệ thuật mà còn là một triết lý đạo đức đưa con người đến chân thiện mỹ thời đó.
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian nhàn rỗi của con người. Song trong giai đoạn hình thành và phát triển nghệ thuật kiểng cổ đã vượt lên nhu cầu tiêu khiển, giải trí của con người trở thành loại hình văn hóa dân gian, phản ánh nhận thức thẩm mỹ và nhân sinh quan con người đương thời. Thông qua cách chọn giống cây cảnh để tạo tác và đặt tên cho những dáng thế khác nhau, các nghệ nhân đã làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật có tính biểu tượng, tính triết lý và giáo dục sâu sắc.
Theo: Việt Nam hương sắc
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Kỹ thuật trồng hoa chậu... ngược.
- Trồng hoa trong chậu vốn là chuyện bình thường của các nhà vườn cây cảnh. Nhưng để tạo được ấn tượng lạ đôi khi nhà vườn phải thay đổi cách làm thông thường. "Kỹ thuật trồng hoa chậu... ngược" được giới thiệu dưới đây là một cách làm khá mới và thú vị. (Comaihoa)
Ý tưởng trồng cây trong các chậu treo ngược này xuất phát từ New Zealand, một đất nước nổi tiếng với thảmthực vật sống động và phong cảnh ngoạn mục. Người đã đưa ra các ý tưởng cho chậu hoa treo ngược chính là là Jake và Patrick Morris.
Các vật dụng cần chuẩn bị
1. Đất tơi xốp dùng để trồng cây;
2. Cây giống có thân mềm (cây lá màu,cà chua, dưa leo, bí, ớt, các loại cây gia vị….);
3. Chậu có thể dùng treo ngược ( có thể mua tại các của hàng hoặc cũng có thể tự làm).
2. Cây giống có thân mềm (cây lá màu,cà chua, dưa leo, bí, ớt, các loại cây gia vị….);
3. Chậu có thể dùng treo ngược ( có thể mua tại các của hàng hoặc cũng có thể tự làm).
Các bước thực hiện
Trước khi trồng các chậu cây, hoa treo ngược cần kiểm tra lại dây treo, đảm bảo dây và chậu sử dụng chắc chắn, không mục, giòn dễ bị đứt, vì nếu dây treo không tốt sẽ dễ làm hỏng cây kiểng của bạn.
Bước 1: Cho cây giống vào lỗ chậu từ phía dưới
Bước 2: Cho các đất tơi xốp vào chậu từ phía trên
Bước 3: Tưới nước lên phía trên để đảm bảo độ ẩm cho cây
Bước 1: Cho cây giống vào lỗ chậu từ phía dưới
Bước 2: Cho các đất tơi xốp vào chậu từ phía trên
Bước 3: Tưới nước lên phía trên để đảm bảo độ ẩm cho cây
Lợi ích của việc trồng cây kiểng trong các chậu hoa treo ngược
Đây là một cách trồng khá mới và ngộ nghĩnh đúng không , những thiết kế này khiến ta không còn phải lo lắng về việc phân bổ diện tích cho các chậu cây nhỏ, chúng có thể được treo bất cứ nơi nào trên trần nhà hoặc gắn trên tường. Các mẹ các chị có thể tận dụng không gian nhà mình để trồng các loại cây gia vị, tuy không nhiều nhưng có thể giúp các bà nội trợ giải quyết nhu cầu cần gia vị của mình trong lúc khẩn cấp.
Các loại chậu này có ưu điểm:
Các dưỡng chất có trong chậu sẽ được cây hấp thụ 100%;
Tiết kiệm không gian và diện tích nhà của bạn;
Tiết kiệm nước tưới khoảng 80%;
Có thể dễ dàng trồng và chăm sóc không tốn nhiều thời gian, không lo nấm mốc, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Tiết kiệm không gian và diện tích nhà của bạn;
Tiết kiệm nước tưới khoảng 80%;
Có thể dễ dàng trồng và chăm sóc không tốn nhiều thời gian, không lo nấm mốc, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Bí quyết của việc trồng cây treo ngược là gì? Chính là bên trong túi có đất trồng, nước và các dưỡng chất bao quanh sẽ thường xuyên “bồi bổ” cho cây, giúp cho bộ rễ cây luôn được bao phủ bởi các chất dinh dưỡng, giúp cây khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn khi trồng cây thẳng đứng.
Chậu cây treo ngược dễ dàng phù hợp với mọi không gian, ngay cả khi diện tích nhà khiêm tốn, hay ta không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thì chúng vẫn sẽ giúp ta thực hiện được thú vui ngay tại căn hộ nhỏ bé của mình.Các chậu cảnh đẹp sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, yêu đời hơn trong thú vui làm vườn ngay tại sân nhà, tầng thượng hay ban công đầy gió…
Chậu cây treo ngược hiện nay đang là là xu hướng mới nhiều người thích có trong căn hộ xinh xắn của mình.
Nguồn : greenbo
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
Cây linh sam lá bé - Từ "Văn nhân" đến "Tri kỷ"...
Đời người thật ngắn ngủi. Với người nghệ sỹ, vốn là những người sống bằng cảm xúc thật, qua sự thể hiện nghệ thuật thì lại càng ngắn ngủi hơn. Và trong cái sự “ngắn ngủi” đó, quý giá biết bao khi có người hiểu được mình.
Cách đây hơn 100 năm Nguyễn Công Trứ từng viết những câu thơ để đời về cái sự “chơi” và “tri kỷ” của nhân sinh:
Cách đây hơn 100 năm Nguyễn Công Trứ từng viết những câu thơ để đời về cái sự “chơi” và “tri kỷ” của nhân sinh:
“Chơi thì chơi, chẳng chơi thì chớ
Đã chơi cho lệch đất long trời
Tiếng thị phi gát bỏ ngoài ta
Từ những suy nghĩ trên đây, bằng vài chiêu trong việc sử dụng các phương tiện đơn giản, sau gần nữa năm, cây linh sam be bé, vốn là thế “văn nhân” mong manh, thẳng đứng, tôi đã chuyển đổi chủ đề thể hiện cho cây. Đó chính là con đường đi từ “Văn nhân” đến “Tri kỷ” của cây linh sam lá bé này.
Năm 2010, sau bước cải tạo đầu tiên |
Làm tàn, uốn dăm định hình cho thế văn nhân uyển chuyển |
Bước chuyển mình vĩ đại: Cột, bọc, chống, kéo, siết... |
Diện mạo mới: Tri kỷ |
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012
Tác phẩm đá cảnh: Nghiêng mực nho…
Thư pháp và đá cảnh là hai bộ môn nghệ thuật khác nhau nhưng từ lâu chúng đã có một mối quan hệ hữu duyên rất đậm đà. (Mối quan hệ đó xin được dành cho một bài viết khác chuyên sâu hơn).
Hiện nay, nền nghệ thuật dân gian Việt ghi nhận sự xuất hiện của nhiều nghệ nhân tài hoa không chỉ bằng đường bút điêu luyện trong thư pháp mà còn ở sự cảm nhận tinh tế trong đá cảnh nghệ thuật: Nhà thư pháp Hồ Công Khanh (Đà Nẵng), Trần Thanh Hiền (Vũng tàu)…
Và cũng rất hữu duyên, trong lần ra thăm Côn Đảo (07/2012) vừa qua, rất tình cờ tôi “nhặt” được viên đá này. Ban đầu, chỉ thấy nó lành lặn, hay hay, tôi mang về chỉ với mục đích làm kỷ niệm cho chuyến đi. Hôm rồi lấy ra xem lại, tôi bang hoàng khi phát hiện ra sự phù hợp lạ lùng của viên đá cho cái nghiêng mực. Ngay lập tức, tôi tạm đưa nó lên một chiếc “bệ”, rồi ngắm nhìn. Càng ngắm kỹ, càng thú vị với ý tưởng về một tác phẩm đá cảnh hình cái nghiêng mực dùng cho thư pháp…
Viên đá thuộc chất liệu đá cuội bãi biễn có độ cứng khá cao. Màu đen nhạt, hình tam giác, cong lên như một chiếc lá. Điều đặc biệt là ở phần lõm bên trong vừa chỗ để đựng ít mực nho thầy đồ ngày xưa viết chữ thư pháp. Kích thước (khoảng 3x5x15 cm) ở vào mức độ vừa phải, nếu không muốn nói là tối ưu cho một cái Nghiêng mực.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)