Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Chú chó đi bằng hai chân điêu luyện


Một chú chó tên gọi Lu Lu, ở Hà Nam, Trung Quốc rất thích đi dạo bằng hai chân sau.
 
Lu Lu đi dạo cùng ông chủ.
 
Chú chó Lu Lu, 18 tháng tuổi, được chủ dạy đi bằng hai chân sau và giữ đồ vật ở chân trước.
Ông chủ Zhou Guanshun chia sẻ: "Một người bạn đã tặng Lu Lu cho chúng tôi và ngay lập tức, tôi thấy yêu quý chú chó này. Lu Lu học đi ở tư thế đứng thẳng khi mới chỉ 4 tháng tuổi và từ đó, chú không ngừng luyện tập".
Ông Zhou, một giáo viên nghỉ hưu, cũng tiết lộ rằng, Lu Lu dành hầu hết thời gian để đứng trên hai chân. Thậm chí khi nghỉ ngơi, nó cũng thích ngồi bằng hai chân sau.
Mỗi sáng, ông Zhou lại đưa Lu Lu đến quảng trường Thế Kỷ để đi dạo. Tại đây, chú chó ngộ nghĩnh này trở thành ngôi sao, được những người đi tập thể dục yêu mến và tặng cho rất nhiều bim bim.
 
 
Minh Huyền
Theo Metro (Nguồn Dân  trí)  

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

SẮC MÀU THẦN CHẾT CỦA BÓNG ĐÊM


Với hơn 200 loài rắn đã được tìm thấy và công bố ở Việt Nam trong đó gồm 22 loài rắn biển và 182 loài rắn sống trên đất liền đã cho thấy sự đa dạng không chỉ về số lượng mà còn chủng loại rắn phân bố khắp nơi ở Việt Nam. Rắn được xem như là loài động vật độc ác, qủi quyệt và chết chóc nhưng thực chất chỉ có khoảng trên dưới 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển. Số còn lại không phải là loài rắn độc hoặc ít độc đối với con người. Bài viết này giới thiệu một số loài rắn có màu sắc ấn tượng được ghi lại trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam.

1. Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus
Trong bóng đêm mịt mùng của các cánh rừng mưa nhiệt đới loài rắn có con mắt tinh tường này có khả năng săn mồi rất siêu phàm. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chi với một cú đớp những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có cơ hội thoát thân.

Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
2. Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea
Được xem là nữ hoàng sắc đẹp của các loài rắn do những màu sắc, hoa văn trên cơ thể của nó được tạo hoá trang điểm hết sức hài hoà. Trong bóng đêm sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm nó nổi bật. Mặc dù là loài rắn không độc nhưng nó có khả năng bắt trước một số loài rắn độc khi bị đe doạ bằng cách phình to phần đầu ra để hù doạ kẻ thù và phát ra những âm thanh đe doạ để tìm cách lẩn trốn.

Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
3. Rắn mai gầm Hapton Perias hamptoni
Ở độ cao lên đến 1500m ở Khu BTTN Hòn Bà khi nhiệt độ giảm xuống còn 10 độ cái lạnh thấm sâu vào cơ thể con người gây cảm giác tê tái thì cũng là lúc loài này bò ra khỏi hang nơi nó lẩn trốn ban ngày đi kiếm ăn. Những loài ếch cây Rhacophorus và các loài nhái nhỏ sẽ là những miếng mồi ngon lành của nó. Loài này rất ít gặp ban ngày khi nhiệt độ lên cao và ánh nắng mặt trời làm đôi mắt ‘cận thị nặng’ của nó gần như không thấy đường.

Rắn mai gầm Hapton Perias hamptoni Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
4. Rắn rồng đầu đen Sibynophis collaris
Lẩn trốn ‘tẩu vi thượng sách’ khi gặp kẻ thù là phương pháp hữu hiệu nhất của loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này. Mặc dù là loài hoạt động, kiếm ăn ban ngày nhưng thức ăn của loài này được biết đến chỉ là các những con mối sữa béo ngậy trong các thảm mục thực vật. Đôi khi gặm những loài thằn lằnSphenomorphus nó cũng thị uy một cách mạnh mẽ mặc dù biết rằng sức mình có hạn

Rắn rồng đầu đen Sibynophis collaris Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
5. Rắn rào quảng tây Boiga  guangxiensis
Một trong những cao thủ về leo cây và săn mồi loài rắn nhỏ, dài và rất nhanh nhẹn này thường sống trong các kiểu rừng có nhiều cây họ cỏ (Poaceae). Nó thưởng cuộn mình vào nhánh các cây lồ ô và lặng lẽ chờ con mồi đi qua. Một cú đớp nhanh và mạnh của nó sẽ làm cho con mồi không kịp thoát thân trong nháy mắt. Đây là loài có vùng phân bố rộng khắp ở nước ta nhưng chỉ có những nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư mới co cơ hội gặp nó trong các khu rừng còn tốt.

Rắn rào quảng xiên Boiga  guangxiensis Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
6. Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger
Chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm mịt mùng các khu rừng thường xanh nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị và nếu như bạn không hiểu về tập tình, cách tấn công của nó thì đừng có dại dột mà để ống kích chụp hình cách nó 2 m nếu bạn muốn nhìn thấy mặt trời vào ngày hôm sau.

Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
7. Rắn khuyết lào Lycodon laoensis
Thoạt nhìn bạn rất dễ nhầm loài rắn chuyên leo cây này với loài rắn Cạp nia nam Bungarus candidus cực độc thường sống ở các thảm thực vật nhờ khả năng bắt trước tài tình đến từng chi tiết nhỏ của loài rắn được xem như vô hại này. Nhưng nếu không phải là chuyên gia về rắn bạn không được xem thường khi chưa biết chắc chúng có phải là Rắn khuyết lào Lycodon laoensis hay không trước khi có ý định chụp hình. Nơi thích hợp nhất cho nó kiếm ăn và lẩn trốn là những bọng cây khô bị bóp chết bởi loài Đa bóp cổ hay các cây si già lâu năm bên bờ suối.

Rắn khuyết lào Lycodon laoensis Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
8. Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus
Rực rỡ sắc màu ở phần đầu và cổ không chỉ trang điểm thêm cho vẻ đẹp gợi tình của các chàng rắn được trong mùa giao phối nhằm thu hút bạn tình mà còn giúp nó đe dọa kẻ thù vì những màu sắc ‘chết chóc’ này. Có thể chúng vô hại với con người và một số loài động vật máu nóng khác nhưng chúng là ác mộng với các loài máu lạnh lưỡng cư trong các khu rừng. Loài này thường phân bố ở độ cao thấp và bóng đêm luôn đồng hành với nó trong việc tìm kiếm thức ăn và tìm bạn tình trong mùa giao phối.

Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus (Còn gọi là rắn lãi - LTh)
Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
9. Dinodon meridionale
Chiếc lưỡi thò ra, thụt vào của hầu hết các loài rắn không chỉ nhằm mục đích đe doạ kẻ thù mà còn giúp chúng đánh hơi được con mồi, cũng như thời tiết vì hầu hết các loài rắn đều là những kẻ cận thị nặng, nhất là trong đêm tối mịt mùng. và để tấn công con mồi hay tự về bản năng của loài rắn được di truyền bằng cách co mình lại và phóng nhanh, mạnh ra phía trước để đớp con mồi. Dinodon meridionale cũng vậy nó được xem là ông vua của tốc độ khi nó ‘xuất chiêu’ một cách khó lường

Rắn Dinodon meridionale Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương

Theo: Nguyễn thị Liên Thương 
 www.vncreatures.net

THẰN LẰN BÓNG LYGOSOMA ANGELI - THIÊN THẦN HAY QỦI QUÁI ?


                  Phải chăng loài thằn lằn bóng quí hiếm Lygosoma angeli được phát hiện ra vùng phân bố mới sau nhiều   thập kỷ cũng là lúc những cá thể cuối cùng của loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên.


Cơn mưa chiều cuối mùa ào ạt đổ xuống dãy núi Dinh hùng vĩ, làn hơi nước từ đất bốc lên ngưng tụ tạo thành từng đám sương mù đặc quánh bao bọc các sườn núi. Nhìn từ xa dãy núi như được cuốn bằng chiếc khăn quàng trắng nổi bật giữa một màu xanh nhạt màu. Nơi đây trước kia là cánh rừng thường xanh bát ngát một màu xanh trải dài gần như bất tận, giờ đây các sườn núi trơ trọi chỉ còn vài cây gỗ nhỏ và đám bụi thấp lè tè. Những tảng đá mẹ trắng toát, thi gan cùng tuế nguyệt đang bị bào mòn bởi năm tháng càng làm nổi bật một vùng núi thêm phần hoang vắng… Dòng nước mưa đục ngàu như muốn cuốn trôi tất cả vật cản trên đường đi của nó kể cả chút lá mục cuối cùng. Trên vách đá thẳng đứng đang khoe sắc từng đám rêu còn sót lại đang khoe sắch những bông hoa cuối mùa và phí trước là giai đọan rất khó khăn để sinh tồn, để ngủ khô, để đợi những giọt mưa đầu mùa năm tới trong khô khát và với chúng tôi trong đêm tối những mảng rêu cũng muốn trêu ngươi bước chân của những con người nhỏ bé chuẩn bị vượt qua giai đoạn khó khăn, trơn trượt này để cùng nhau đi tìm loài thằn lằn rất hiếm Lygosoma angeli, một loài thằn lằn tưởng chừng như tuyệt chủng ở Việt Nam và đã vài thập kỷ qua đi chúng chỉ một lần duy nhất được ghi nhận ở Trảng Bom - Đồng Nai. Cơn mưa lớn cuối mùa như một điềm lành báo trước cho chúng tôi những cơ hội tìm, gặp được một vài cá thể thằn lằn vì đây có lẽ là cuộc tìm kiếm cuối cùng trong năm và nếu không có kết quả chắc chắn chúng tôi phải đợi chúng xuất hiện vào cuối mùa mưa năm sau.

Thằn lằn bóng thiên thần Lygosoma angeli Ảnh: Nguyễn thị liên Thương




Lặng lẽ, bước thấp, bước cao trong ành đèn đội đầu sáng rực ba chúng tôi leo lên lưng chừng núi nơi mà anh bạn thợ rừng tên An đã khẳng định nhìn thấy một con rắn có chân kỳ lạ nhất trong đời anh ta. Mọi người dừng lại một chút để chuẩn bị dụng cụ đào bới, bẩy đá và những chiếc kẹp Inox sẵn sàng tóm gọn bất cứ con thằn nào cố tình trốn thoát. Trước tiên chúng tôi dùng đèn soi kỹ từng hốc đá và lật những đám lá mục chất đống nơi các hốc đá. Mọi người cùng nhau lật những tảng đá lớn san sát xếp chồng lên nhau mặc cho những hạt mưa nhỏ chảy dài hoà vào những giọt mồ hôi mằn mặn trên khuôn mặt. Trong đêm đen kịt, mịt mùng những ánh đèn quất qua quất lại trong những nỗ lực không mệt mỏi. Thời gian cũng âm thầm trôi và công việc của chúng tôi vẫn diễn ra đều đặn trong sự chờ đợi và niềm hy vọng, trong không gian vắng ặng của núi rừng chỉ còn tiếng kêu gọi tình của các loài lưỡng cư và thỉnh thoảng tiếng con chim ăn đêm thoảng thốt.
Đồng hồ đã chỉ gần 2 giờ sáng nhìn bãi đá và đám lá khô bị lật tung một vùng khá lớn nhưng chưa tìm thấy bất cứ cá thể thằn lằn nào và ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng những kinh nghiệm trong trong cuộc đời nghiên cứu cho thấy chính những lúc tưởng chừng như cực nhọc và bất lực ấy cơ hội lại đang đến rất gần và thành công không bao giờ đến với những người thiếu ý trí, lòng kiên nhẫn.

Thằn lằn bóng thiên thần Lygosoma angeli Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Ba chúng tôi tiến đến một tảng đá lớn với nhiều kẽ nứt, bất chợt An kêu lên vì anh ta phát hiện một con nằm trong kẹt đá đầy lá cây mục nát. Chúng tôi chạy đến, tập trung dùng các dụng cụ mang theo và cố gắng nới rộng vách đá và dùng kẹp lôi r một con thằng lằn nhỏ. Thành quả đầu tiên bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhưng con thằn lằn bóng non này sẽ rất khó để đo đếm và so sánh các kết quả với những mẫu chuẩn có sẳn nhưng dù gì thì … có còn hơn không và hy vọng năm sau chúng tôi sẽ trở lại đây để tìm kiếm những cá thể trưởng thành phục vụ cho mục đích nghiên cứu và ghi nhận vùng phân bố mới của chúng.
Trên đường chúng tôi trở về bình minh đã bắt đầu ửng hồng trên đỉnh núi Dinh, những tia nắng đầu tiên trong như dát vàng trên vùng đồi trọc, bầy chim ăn đêm rủ nhau về tổ và nhường vùng đất cho những loài kiếm ăn ban ngày. Mặc dù mệt mỏi và thiếu ngủ sau một đêm cực nhọc nhưng đó là một phần những đam mê khám phá đã ngấm vào máu thịt của những người làm công tác nghiên cứu phân loại đã giúp chúng tôi cảm nhận được niềm vui nhiều hơn nỗi buồn. Bất chợt nhìn lên những mảng núi trơ trọi của dãy núi Dinh hùng vĩ rất nhiều loài đặc hữu hẹp được ghi nhận và công bố trước đây. Tim tôi như thắt lại với nỗi đau của rừng của các loài động, thực vật hoang dã bị tàn phá bởi bàn tay con người. Phải chăng loài thằn lằn bóng quí hiếmLygosoma angeli được phát hiện ra vùng phân bố mới sau nhiều thập kỷ cũng là lúc những cá thể cuối cùng của loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên.

Thằn lằn bóng thiên thần Lygosoma angeli Ảnh: Nguyễn thị liên Thương

Thằn lằn bóng thiên thần Lygosoma angeli Khoảng cách giữa nách và bẹn gấp 3,5–4 lần khoảng cách giữa mút mõm đến chi trước. Mi mắt dưới có vẩy. Có vảy trên mũi, các vảy này tiếp xúc với nhau ở giữa. Vảy trước trán nhỏ và tách biệt nhau. Vảy trán dài bằng vảy trán-đỉnh, chỉ có 1 vảy trán đỉnh. Hai vảy đỉnh tiếp xúc nhau ở phía sau vảy gian đỉnh, nhỏ hơn rất nhiều so với vảy trán đỉnh. Không có vảy gáy. Vảy thái dương không phát triển, lỗ tai ngoài chỉ là 1 chấm nhỏ, có 7 vảy môi trên,  vảy thứ 4 hoặc thứ tư và thứ năm nằm phía dưới ổ mắt. Thân thuôn dài. Có 30 hàng vẩy quanh giữa thân, những vẩy trên lưng không lớn hơn các vẩy khác. Có 110-115 vẩy docj theo sống lưng tính từ vảy đỉnh đến vị trí tương ứng với rìa sau của chi sau. Các chi rất ngắn, các ngón có kích thước đều nhau, kể cả các ngón chân trừ ngón I. Có 5  bản mỏng dưới ngón chân thứ 4. Đuôi dầy ở phần gốc, tương đương độ dầy của thân.

Phùng Mỹ Trung, Nguyễn thi liên Thương 
 www.vncreatures.net


CHIM TU HÚ – BÀ MẸ BẠC TÌNH VÀ ĐỨA CON TÀN ÁC

“Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”... - câu thơ khiến người đọc liên tưởng tới một loài chim hiền lành và xinh xắn như bất kỳ loài chim ăn trái nào đó. Thật khó tin nổi, tu hú lại là điển hình của một loài chim vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất.

Bất kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang nặng đẻ đau và chăm bẵm của đấng sinh thành. Một mai, khi tiếp nối vòng đời, các loài đếu được thừa hưởng những nguồn gen và tố chất làm bố/mẹ để yêu thương, để chăm chút cho những đứa con yêu dấu của mình. Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea)được coi là vụng về, không biết ấp trứng lại từ chối phần thưởng quý giá đó và chính những đứa con của chúng sau này cũng trở thành ác thủ ngay từ những phút giây đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình một tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình trở nên rậm rạp hơn. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện “thiên chức đẻ nhờ” mà tổ tiên của chúng đã truyền lại cho chúng trong cuộc sinh tồn. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ gian hùng này đẻ vào đó một quả trứng của mình. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng đó là trứng của mình

Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Vì có gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái nên tu hú mẹ đủ khôn ngoan nhận biết tổ chim chích mà nó đẻ nhờ sau một thời gian ấp trứng con của nó sẽ nở ra trước tiên, hoặc ít nhất thì cũng nở cùng ngày với quả trứng đầu tiên của chim chích. Mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ

Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav
 Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Sau khi hoàn thành “sứ mệnh” vô cùng tàn nhẫn này, nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích nhỏ bé tội nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang ác thủ to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích vô cùng lao tâm khổ lực trong việc tìm kiếm thức ăn.

Chim chích mẻ và chim tu hú con Endynamis scolopaceav
 Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Vì có kích thước quá khổ so với tổ chim chích nên kẻ ác thủ phải nằm lên trên miệng tổ và miệng không ngớt đòi thức ăn để đáp ứng nhu cầu mau lớn. Khi đã đủ lông, đủ cánh, nó sẽ bay đi không một lời hàm ơn kẻ nuôi dưỡng nó thành thục. Và rồi, một ngày kia, biết đâu nó lại đẻ nhờ chính vào cái tổ “bố mẹ nuôi” của mình.

Chân dung kẻ ác thủ Endynamis scolopaceav
 Ảnh: Phùng Mỹ Trung
Hiện tượng “đẻ nhờ” của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Nguyên nhân vì sao mà chim tu hú con ngay khi chào đời đã có cách "hành xử" lưu manh đến như vậy?... Chim tu hú mẹ không tha mồi nuôi con được vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc; Còn chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình. Đó cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.

Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông hoàn toàn đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng, mặt l ưng nâu đen nhạt, có ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều; mặt bụng trắng có vằn đen nhạt.

Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.
Tu hú phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Đông nam Trung Quốc và Mã Lai. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương Nam tránh rét.

Phùng Mỹ Trung – Admin www.vncreatures.net

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Mãn nhãn với hoa ghép từ những cô gái “nuy”

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật body-painting (vẽ trên cơ thể người) và trí tưởng tượng tuyệt vời, người nghệ sĩ đã tạo ra những bông hoa đẹp lung linh và vô cùng sinh động từ những cô gái “nuy”.

















Nguyễn Thuý
Theo CP
(Từ Dân Trí)

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Choáng, sốc... với những thứ triệu đô bày ở Mỹ Đình

Choáng váng và sốc là những cảm xúc của du khách khi thưởng lãm những sinh vật cảnh đến từ mọi miền Tổ quốc được trưng bày ở Mỹ Đình.



Có thể nói, chưa từng có cuộc triển lãm sinh vật cảnh nào hoành tráng như cuộc triển lãm sinh vật cảnh nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng Hà Nội và Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Mỹ Đình.

Trên diện tích rộng vài chục ha được lấp kín bởi các loại sinh vật cảnh, là những thứ đẹp nhất, đắt nhất, đến từ mọi miền Tổ quốc. Các đại gia, giới chơi sinh vật cảnh "ủ" tác phẩm của mình bao nhiêu năm nay để rồi trưng ra nhân dịp ngàn năm có một này.

PV VTC News đã mất hai ngày trời cuốc bộ, song mới chỉ ngắm được một phần các tác phẩm trong cuộc triển lãm đại quy mô này. Không thể tìm nổi một tác phẩm có giá triệu đồng Việt Nam. Hầu hết chúng được định giá tiền tỉ và triệu đô. Sau đây là một số tác phẩm gây "choáng" cho người thưởng lãm:


Ngay cổng vào Bảo tàng Hà Nội là tác phẩm gỗ lũa hoành tráng có tên "Cửu Long Thành Cổ" - tức 9 con rồng tạo ra cổng thành của anh Phan Minh. Tác phẩm này làm bằng gỗ sao xanh, nặng 5 tấn. Mọi người chứng kiến đều trầm trồ vì vẻ đẹp của nó. Giá của tác phẩm này là... vô giá!  
Tác phẩm "Ngư long bảo ngọc" nặng 22 tấn này đến từ Đắk Lắk. Đó là một khối ngọc tự nhiên hình rồng. Có người trả giá 5 tỉ đồng từ nhiều năm trước, song ông chủ Phạm Quốc Lương không có ý định bán. Cái giá của nó cũng phải tính bằng nhiều triệu USD. 
Tác phẩm "Tứ linh quy tụ" là một cây lũa sao xanh nặng 6 tấn, có tuổi hàng ngàn năm. Nếu hầu bao không có nhiều triệu đô thì xin đừng hỏi giá! 
Tác phẩm "Voi thần" đến từ Bắc Ninh không thể mua được bằng tiền. Chỉ có nhiều tiền mới hy vọng mua được! 
Ông chủ Võ Ngọc Hà đến từ Lâm Đồng với dáng vẻ ngạo nghễ tuyên bố tác phẩm gỗ lũa hình con rùa này có giá 1 triệu USD.  
Còn tác phẩm "trứng rồng" nhỏ bằng quả trứng gà so này, cũng của anh Võ Ngọc Hà, thì phải... 2 triệu USD. Đây là viên mã não hình quả trứng hoàn toàn tự nhiên. Khi xoay chuyển tứ phía, màu hồng bên trong đều lắng xuống dưới, giống như lòng đỏ trứng gà lắng xuống. Giá trị khủng khiếp của nó là ở chỗ đó. 
Siêu cây cảnh "Ông Bụt" của đại gia Toàn "đô-la" ở Việt Trì cũng xuất hiện ở triển lãm. Siêu cây cảnh này đã được trả 25 tỉ đồng từ 3 năm trước, song anh chưa bán. Đại gia này không phát giá nó bao nhiêu vì anh không có ý định bán.  
Siêu cây cảnh của Toàn "đô la" đã bị "đánh bẹp" bởi siêu cây của đại gia Phạm Gia Thịnh đến từ Hải Phòng. Anh phát giá cây này 1,5 triệu USD. 
Cây sanh cổ "Đằng vân thập toàn" này của đại gia Phạm Gia Thịnh thì rẻ hơn. Nó chỉ có giá... 20 tỉ đồng mà thôi!  
Mọi sinh vật cảnh trong diện tích mấy chục ha đều ngả mũ chịu thua giá trị của cây sanh "Mâm xôi con gà" của đại gia Thành "vàng". Đại gia này cho rằng, nhiều người đã định giá cây sanh của ông lên tới 6 triệu USD, tức 120 tỷ đồng!
Tác phẩm rồng cuốn lộc bình khổng lồ tạo tác từ lũa này không thể định giá nổi. 
Tác phẩm lũa "Bát tiên quá hải" cũng khiến người xem phải vỡ tim khi biết giá của nó. 
Cây dó bầu cao 6,8m chứa trầm 120 tuổi... 
...và chiếc giường bằng gỗ dó bầu có chứa trầm hương đến từ Phú Yên này cũng là... vô giá. Chủ nhân của nó, nghệ nhân Võ Hiệp, tuyên bố không ai có thể mua được. Anh ta vất vả đem ra Hà Nội để các đại gia... thèm muốn. Anh này bảo, không đại gia nào có đủ tiền để được ngả lưng trên chiếc giường có một không hai này.  
Khiêm tốn nhất về giá cả ở triển lãm có lẽ là chiếc trường kỷ đến từ Nghệ An. Nó được làm từ một cây gỗ nguyên khối khổng lồ, cỡ chục người ôm mới xuể. Giá của nó chỉ ít ỏi ở mức... 3 tỉ đồng. 
Giản dị nhất có lẽ là cây thông có tên "Đôi bờ" đến từ Quảng Ngãi. Cây thông này cực kỳ đặc biệt vì nó nảy rễ từ thân khi thân cây gác ở "bên kia bờ". Giá của nó chỉ là 1,7 tỉ đồng. Theo chủ nhân cây thông, đã có mấy đại gia ra giá 1,4 tỉ, song anh chưa bán. Cứ phải đúng 1,7 tỉ mới chuyển nhượng.  


Bài liên quan:
» Cây sanh 300 lượng vàng của ông "vua" cây cảnh đất Bắc
» Sự thật về những cây cảnh bạc tỉ, triệu đô
» Những cây cảnh bạc tỉ
» Cây cảnh 5 triệu đô… không bán (!?)
» “Mông” cây cảnh, “bịp” người mua
» "Mông" cây cảnh, bịp người mua dịp Tết
» Chuyện ly kỳ quanh những cây cảnh trị giá bạc tỉ
» Kinh ngạc với vườn cây trăm tỉ của lão nông dân
» Bí mật vườn cây… 50 tỉ đồng!


Phạm Ngọc Dương

 (Vtc.vn)