Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Cây cảnh lạ: Cây đẳng hình con trâu.



Đây là một cây đẳng có hình thù rất lạ, trông giống hệt một con trâu mộng, với đầy đủ đầu, tai, sừng, mình, chân, đuôi ... Điều kỳ lạ là tất cả các chi tiết đó đều hình thành một cách tự nhiên mà không có bất cứ sự an thiệp nào của con người. Theo lời ông Nguyễn Văn Nỡ, Khu 7 thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam (người đã tình cờ phát hiện và mua lại cây của một người đốn củi, ở khu vực vùng núi Đại Sơn, Đại Lộc, Quảng Nam) cây đẳng là loại cây sống nhiều ở vùng núi Đại Sơn, Đại Lộc, Quảng Nam, có thân gỗ, lớn, sức tái sinh mạnh, thường được người dân địa phương thích đốn về làm củi đun. Các hình thù đặc trưng của của con trâu trên cây đẳng này là do chính lũ trâu, bò thả rông trên rừng núi Đại Sơn dẫm đạp lâu ngày mà tạo nên. Chiều cao của cây khoảng 80 cm, dài 100 cm. Khối lượng cả cây và chậu (đường kính chậu 1,2 m) nặng khoảng 700 kg. Đặc biệt là sự xuất hiện của nó lại trùng hợp vào dịp Tết Kỷ Sửu 2009 - Tết Con Trâu. Cây này được chủ nhân hiện nay mua lại từ ông Nguyễn Văn Nỡ ngay trước Tết Kỷ Sửu 2009.
  

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Viên đá Cội nguồn



Một bức tranh sơn thủy hữu tình, với một gam màu trầm đầy cá tính, trong đó, phảng phất, ẩn hiện những hình tượng về đất nước, con người, danh nhân, đời sống…

Đây không phải là lời mô tả cho một tác phẩm hội họa kinh điển mà là cảm nhận về một phiến đá cổ nghệ thuật được tìm thấy ở QuảngNam



Đây là phiến đá có nguồn gốc từ suối đá Trà My, Quảng Nam. Phiến đá hoàn toàn tự nhiên, sự phong hóa khiến nó mòn nhẵn, không có một vết tích nát gãy nào. Kích thước khoảng 60 x 100 (cm), dày khoảng 80 li. Mặt sau cũng có vân nỗi nhưng không rõ bằng mặt trước. Tối thứ bảy, sau một ngày lặn lội, cà cụp với cây, với đá, dù tấm mệt nhưng tôi cứ quấn quít mãi bên phiến đá. Lòng tôi xao xuyến một nỗi nôn nao khó tả trong đêm trường vắng lặng. Thiên nhiên đã tạc nên một bức tranh đá ẩn chứa rất nhiều hình tượng, trong đó dễ thấy nhất là cảnh núi non hùng vĩ, sông nước nên thơ, người và cả thú rừng nguyên sinh. Thoạt trông đã thấy có đến 3 đôi “nhân vật” hiện trên vân đá. Phun nước vào phiến đá xem rồi lấy máy ảnh ra chụp lại để kỷ niệm. Khuya. Trong mùng ngũ, tôi bồn chồn khó ngũ. Chồm dậy, tôi mở máy ra xem lại những bức ảnh vừa chụp. Và đã xảy ra một điều kỳ diệu khiến tôi càng nôn nao.
Hình tượng chân dung Bác Hồ xuất hiện ngay trên phiến đá. Tôi dò lại máy ảnh, chỉ thấy có ở 2 bức chụp gần nhau này. Còn lại vẫn là hình dạng chân dung người nhưng không rõ. Tôi bật dậy, ra sân phun nước và chờ xem lại những hình tượng đã nhìn thấy trên ảnh. Nhưng lần này thì không rõ. Tôi nghĩ, có lẽ đây là điều kỳ bí của phiến đá. Tôi sẽ phục lại lần khác, có thể mình sẽ được duyên hơn Tôi hoàn toàn mãn nguyện về sự lựa chọn của mình. Đây thật sự là một tác phẩm đẹp. Tôi tạm đặt tên phiến đá là CỘI NGUỒN...
Thật là kỳ diệu.

Ẩn hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Biết tôi có phiến đá đẹp, rất nhiều người tìm đến xem. Trong rất nhiều nhận xét được đưa ra, phần lớn là khen phiến đá đẹp, cần phải làm một cái đôn cho tương xứng... tôi bất ngờ với ý kiến của một anh bạn rằng trông chỗ này rất giống Chúa Giê Su.
Quả thật, nhìn một cách thoát thần, dươi gam màu trầm quen thuộc trên các bức tranh thánh, ở đây hình tượng Chúa Giê - Su trên cây thập giá thật rõ ràng. Hai tay ngài giăng ngang, đặc biệt là khuôn mặt rất đặc trưng của Đức Chúa: Hiền từ với bộ râu quai nón.
Tôi rất lấy làm vui. Đây quả là một điều kỳ diệu hiếm có.




Vẫn còn phương án khác để khai thác từ viên đá này