Hoa thường chỉ để trang trí nhưng thực tế, ngay cả những loài hoa đơn giản như sim, dâm bụt, hoa nhài... lại có công dụng trị bệnh không ngờ. Thậm chí có loài hoa còn chữa được cả những bệnh nan y mà y học hiện đại bó tay. Quả là "đẹp người" lại đẹp cả "nết" nữa.
Hoa dâm bụt: Dược liệu này vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng…
Hoa nhài: Hoa nhài có thể trị đau đầu và ho. Biện pháp sử dụng hoa nhài đơn giản nhất là uống trà hoa nhài. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho và bệnh thấp khớp…
Hoa cúc bách nhật: Theo y học cổ truyền, cúc bách nhật vị ngọt tính bình có công dụng thanh can tán kết (làm mát tạng can và làm mất hiện tượng kết tụ), làm sáng mắt, ngừng ho hen, chữa đau đầu....
Hoa mào gà: Theo Đông y, hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, chỉ lỵ. Dùng chữa trĩ lậu hạ huyết, xích bạch hạ lỵ, thổ huyết.
Sim: Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô... Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.
Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da. Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả.
Hoa thủy tiên: Ít ai có thể biết rằng thuỷ tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.
Theo dược học cổ truyền, Hoa thuỷ tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…
Tóc tiên leo: Theo Đông y, tóc tiên leo có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng nhuận tràng. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa cảm sốt gây háo khát; Chữa táo bón; Chữa các chứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi …
Hoa cúc trắng: Đây cũng là loại hoa dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào và thanh nhiệt, giải độc.
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt.
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa go gà và viêm phế quản.
Bồ công anh: Hàm lượng magiê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn.
Bồ công anh còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng. Bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
Hoa đại (hoa sứ): Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, tên khoa học của cây là Plumeria rubra L.var.acutiforia Bailey, thuộc họ Trúc Đào. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp...
Hoa atisô: Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể... Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Hoa atiso chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.
Theo Kiến thức