Cái "máu phản biện" của tôi lại nỗi lên đây. Cho phép tôi có vài ý kiến làm vui.
Thường sự cân bằng dễ đem lại nhàm chán. Bạn nói quả không sai! Tuy nhiên đó là cái sự phổ biến, bình thường nhưng không phải nhất nhất lúc nào cũng thế.
Giả sử như có một tình huống thế này. Trong một khu triển lãm bonsai nghệ thuật có một ngàn tác phẩm dược trưng bày. Mỗi tác giả chỉ được phép mang đến 1 tác phẩm tiêu biểu của mình. Chắc chắn 1000 tác phẩm kia đều là những tác phẩm chỉnh chu niêm luật, khó có khả năng xuất hiẹn một cây “cân bằng nhàm chán” nào tương tự như cây này cả.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra lúc này, khi vẫn có một nghệ nhân “tưng tửng” mang đúng cái cây này đến? Cục diện sẽ rất khác. Bấy giờ, theo tôi, cái “nhàm chán” nếu có lại rơi vào 999 tác phẩm kia. Còn “nghệ nhân tưng tửng” ấy của chúng ta lại là người sẽ được chú ý hơn cả. Ít nhất anh ta sẽ làm được cái chuyện mà 999 người còn lại không làm nỗi: Phá đi cái thế nhàm chán!
Tôi nghĩ rất có thể tác giả đã có dụng ý rõ ràng và rất có lý khi làm nên tác phẩm có cái thế tạm gọi là thế cân bằng trên đây để nhằm phá đi cái cảm giác… “nhàm chán” trong bộ sưu tập cả ngàn cây bosai của ông - vốn đều là những tác phẩm chỉnh chu và là sự chỉnh chu đến … nhàm chán!Mặt khác, dễ thấy khi đó cả vườn cây của ông đều nhờ có tác phẩm có thế cân bằng này mà nâng cao giá trị. Nhưng ít ai ngờ, cái giá trị được nâng cao kia lại nhờ cái cây thế cân bằng được cho là ít giá trị này mang lại (!). Xét theo quan điểm hạch toán chính xác thì giá trị được nâng cao kia là phải thuộc về (hoặc phải hoạch toán cho) cây có thế cân bằng này!
Thế mới biết, điều gì cũng có thể xảy ra!
Thân ái chào và cảm ơn các bạn!
Lê Thạnh – Dailoc - Comaihoa
Sửa lần cuối bởi Dailoc; 11-06-2010 lúc 08:32 AM.0914.026.345 - Comaihoa@gmail.com
Quả là gừng càng già càng cay bác Đại lộc ạ. Cảm ơn bác đã cho một cái nhìn biện chứng, cái mặt sau của vấn đề mà đôi khi ta hay vô tình bỏ qua. (Tieungaogiangho)
- Chà! Tiếu Tiên sinh lại chê tôi... già rồi đây! ...
Bàn chuyện này tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện khoa học mà tôi đọc được rất lâu ở đâu đó tôi cũng không còn nhớ nữa.
Người ta làm một cuộc điều tra xã hội học về màu sắc để làm rõ vấn đề con người hiện đại thích sử dụng hàng hóa có màu gì. Thế là người ta tổ chức nhiều gian hàng khác nhau để bán những miếng bọt biển có hình thù và kích thước giống hệt nhau, chỉ khác nhau về màu sắc.
Kết quả thống kê rất bất ngờ: Tất cả các loại màu sắc đều được yêu thích như nhau, chỉ trừ có màu trắng là ít người mua nhất. Tuy nhiên doanh số bán cao nhất lại thuộc về gian hàng có xuất hiện nhiều sản phẩm màu trắng đi cùng với những màu sắc khác. Hóa ra, người ta không thích mua sản phẩm có màu trắng nhưng sự có mặt của màu trắng lại làm cho người ta có cảm hứng, thích thú để mua những sản phẩm hàng hóa có màu sắc khác (chứ không phải màu trắng).
Trong nghệ thuật, đây là vấn đề tâm lý đôi khi được vận dụng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết phải định hướng cảm xúc cho người thưỡng lãm.
Cái cây có thế “cân bằng đến độ nhàm chán” trên là một sự lựa chọn, trong một trường hợp tương tự như thế chăng?
Lê Thạnh – Dailoc - Comaihoa
Sửa lần cuối bởi Dailoc; 11-06-2010 lúc 09:16 AM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét