Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Tổng hợp về kỷ thuật nuôi trồng xương rồng cảnh



KỶ THUẬT CƠ BẢN


Xương rồng thuộc nhốm cây mộng nước gồm 2 họ khác nhau :
-Họ Cactaceae (gồm các loại xương rồng củ tròn, Xương rồng trụ hàng rào, Thanh long, Hoa quỳnh, Xương rồng bản vợt, Xương rồng lá Diệp Long).
-Họ Euphorbiaceae (họ kích nhủ) gồm các loại cây như Xương rồng Bát tiên, Ngọc kỳ Lân, Xương rồng Ông, Xương rồng 3 cạnh hàng rào cây cành giao…. )

Những điều kiện có như sau:
- 1/ Ánh Sáng:Ít nhất mỗi ngày cây xương rồng phải nhận từ 50% ánh sáng trực tiếp chiếu vào  (6 giờ trở lên)
- 2/ Nhiệt độ :Nhiệt độ thích hơp 18  dộ-30 độ
- 3/ Nước tướiL2-3  ngày lần)
- 4/ Chất trồng:
- Tro trấu đen: 6 phần
- Đất thịt pha cát: 1 phần
- Phân chuồng  hoai nhuyễn:1 phần  (hoặc phân hữu cơ có vi sinh như phân Dynamic, Sông gianh,,)
- 500 g  phân lân nung chảy hợac Super lân trộn vào khối lượng 1m3 đất hổn hợp trên.
            - 5/ Phân bón:

                     - Giai đoạn cây con:NPK 16-16-8, 20-20-20
                     - Giai đoạn tăng trưởng:NPK 18-19-30, 20-30-20
                     - Giai đoạn ra hoaNPK 6-30-30
                     - Kích thích ra hoa:NPK 10-60-10

Trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú Ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nưôi tròng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây)
- Liều lượng phân pha để tưới thưởng từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần
- Cac loại phân hửu cơ thì được trộn sẳn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.
- Các loại phân vi lượng như : zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg…
  Xương rồng cũng cần nhưng ít, 1-2 tháng ta có thể tưới xịt 1 lần.

            - 6/Trừ sâu bệnh.

     
 KỶ THUẬT GHÉP XƯƠNG RỒNG  CACTACEAE

     
Ghép trên gốc thăng long:

Để chuẩn bị cho việc tháp ghép, ta tiến hành tuần tự các bước sau:
            -1/Chuẩn bị góc ghép là giai đoạn cắt ươm, nuôi góc ghép. Giai đoạn nầy mất
                thời gian từ 40-60 ngày
            -2/giai đoạn ươm nuôi sau  khi ghép  (10-15 ngày)
            -3/giai đoạn hoàn thành việc tháp ghép và đem ra môi trường nuôi trồng  
                ( 15 ngày sau tháp ghép)
            -4/giai đoạn trưởng thành (Từ 6 tháng-1 năm)ở cuối giai đoạn nầy ta có thể
                hạ cây xương rồng tháp ghép xuống trồng thẳng để đạt độ thẩm mỷ hoặc
                ta phải ghép đổi sang chân tháp có tiết diện lớn hơn cho cân xứng với cũ
                giống xương rồng phía trên đả có kích thước lớn.

Sau đây là một loạt high ảnh về quá trình thao tác ghép xương rồng  trên chân thanh
long trong 2 trường hợp :
            -1/Ghép xương rồng khi con giống tách từ cây mẹ
            -2/ghép xương rồng khi con giống là  cây con ươm hạt

     
Ghép xương  rồng khi con giống tách từ cây mẹ:

-chuẩn bị nuôi trồng gốc ghép:ngon thanh long được cắt dài 15cm, gốc vạt xéo 3 cạnh.
                Không nên cắt ngọn ở giai đoạn quá non vì sẽ dể bị úng.
                Nên cắt ngọn đã trưởng thành ngừng phát triển đỉnh sinh trưởng.
-2 tháng sau khi ươm, ngọn thanh long đã ra rễ mạnh, thân đầy đặn, có thể dùng làm
                gốc ghép
-Cắt ngang phần ngọn cây thăng long ở vị trí sẽ đặt con giống ghép lên (khoảng 1cm
                từ trên xuống)
-Vạt xéo 3 cạnh bên của góc thanh long nhằm tạo 1 mặt phẳng ghép gần giống hình tròn  
                (chính xác là hình lục giác đều)
-Tách con giống từ cây mẹ-cây xương rồng hồng ngọc  (Gymnocalycium mihanovichii
                “variegata”
-Cắt ngang phần gốc của con giống để tạo 1 mặt phẳng ghép (thường bằng 1/3 chiều
                cao của giống).
                Chú ý là cắt phải dứt khoát, nhanh để tạo mặt phẳng ghép tốt
-Cắt lại 1 lát cắt mỏng trên mặt phẳng ghép. Sau đó gọt 3 cạnh vỏ bên cũa mặt phẳng
                ghép (nhằm tạo sự tiếp xúc giữa con giống và gốc ghép tốt , không bị cấn 3
                cạnh vỏ)
-Đặt con giống lên mặt phẳng ghép vừa thao tác xong
-Dùng chỉ cột ở búi gai để to đầu dây chuẩn bị cột chằng. Chú ý búi gai thăng long
                 có độ bám kém, hay bị tróc, ta có thể dùng gai xương rồng khác đâm ngang
                 để to chổ cột chỉ
-Cột dòng dây đầu tiên để cố định vị trí con giống. cẩn thận giữ con giống để không bị
                 lệch vị ttrí.  Lực xiết của dây vừa nhẹ.
-Ở vòng xiết dây cuối cùng ta có thể  xiết mạnh tay hơn 2 vòng đầu nhằm cố định chắc
                chắn con giống vào gốc ghép.
-Sau khi ghép, trùm nilon, để nơi mát khô ráo từ 10-15 ngày>Mhấp nắng dần, sau 1
                tháng trở lên mới để nơi 80% ánh sáng.

           Lưu ý: Xương rồng hồng ngọc rất khó ghép do dễ bị bệnh thối củ, mặt cắt ghép dễ bị hư,
                       củ ghép sẽ bị phỏng nắng khi đem ra môi trường nuôi trồng quá sớm.

Ghép xương rồng ươm hạt lên chân thanh long

- Xương rồng ươm hột được 5 tháng tuổi. Mammillaria, Melocactus.
Dùng làm con giống để ghép lên chân thanh long nhằm đốt giai đoạn nuôi trồng cây con,
vì chúng phat triển rất chậm.
- Nhổ cây xương rồng khỏi chậu-dùng dao lam cắt ngang phần chân nơi vị trí để ghép
(1/3 chiều cao cây)
- Cây xương rồng giống sau khi cắt xong
- Cắt lại lát cắt thứ 2 kế cận lát cắt đầu cho cả gốc ghép và con giống để tạo mặt phẳng
mới tốt hơn, rồi đặt con giống lên chân góc ghép (Với trường hợp nầy ta không cần gọt
cạnh vỏ của chân thanh long vì con giống có tiết diện nhỏ hơn mặt phẳng gốc ghép)
- Cột chỉ ở vòng dây đầu tiên thật nhẹ và cẩn thận để không làm rớt cây xương rồng
hoặc lệch vị trí trên chân góc ghép
- Cột chỉ hoàn tất ở vòng cuối cùng ta có thể xiết mạnh hơn để cố định củ ghép với
chân gốc ghép
- Trùm nilon để tránh nước, đem vào nơi mát, Khô ráo từ 5-7 ngày, sau đó đem ra
nuôi trồng, tháo chỉ và bao ra sau 10-12 ngày ghép
- Cây hoàn chỉnh trên góc ghép sau 4 tháng nuôi trồng
-Tháp ghép xương rồng trên chân thanh long gai
- Gốc ghép đã nuôi trồng 40 ngày sau khi cắt, thân đã cứng no thịt có thể chuẩn bị cắt
ghép
- Cắt ngang phần ngọn ở vị trí đỉnh ghép (Khoảng 1cm từ ngọn xuống). sau đó ta vạt
xéo 3 cạnh bên như ghép góc thanh long
- Tách cây giống từ cây mẹ. Nếu loại có đường kính nhỏ, thịt hơi mềm thì ta nên dùng
dao lam để cắt cho ngọt, không bị dập
- Cắt đứt phần đuôi của con giống, nên cắt lại lần 2 một lát mỏng kế sát để  tạo mặt
phẳng tốt hơn
- Đặt con giống lên mặt phẳng gốc ghép. chú ý gốc ghép cũng được cắt lại để tạo mặt
phẳng mới tốt hơn. (Đối với con giống  nhỏ ta không cần vạt cạnh vỏ vủa chân thanh
long gai.
- Cột chỉ như ghép ơ góc thăng long, chỉ xiết vừa tay chỉ cột, tranhq làm dập mặt cắt
ghép  và đỉnh sinh trưởng
- Trùm bao nylon, đem cây ghép đề nơi khô ráo, mát (50% ánh sáng )trong 5-7 ngày
sau đó đem ra môi trường  nuôi trồng. Sau 10-12 ngày tháo bịt nylon và chỉ để cây phát
triển
- 3 tháng sau khitháp ghép, cây xương rồng đã phát triển rất mạnh con giống nầy ra
nhiều do chân thanh long gai phát triển mạnh và nhanh

     
Ghép xương rồng càng cua (Tiểu huỳnh)  Schlumbergera spp. Lên chân thanh long hylocereus undatus

-Vạt xéo góc đoạn xương rồng càng cua
-Chẻ xéo cạnh của gốc thanh long làm chân ghép
-Đặt đoạn xương rồng càng cua đã vạt xéo vào rảnh cắt-mặt phẳng vạt xéo của xương rồng càng cua quay xuống dưới
-Dùng tay lật ngọn thanh long về sau cho mở miệng vết cắt để đặt đoạn xương rồng càng cua vào không bị dập.
-Có thể ghép nhiều nhánh xương rồng càng cua cùng lúc trên gốc thanh long.
-Cây xương rồng sau khi ghép xong cũng nuôi dưỡng như các loại xương rồng tháp ghép khác
-Sau khi ghép được 1 năm tuổi, xương rồng càng cua đả có thể cho hoa.  Có thể ghép nhiều cây có màu hoa khác nhau lên cùng một cây xương rồng thanh long để có nhiều màu hoa trên 1 cây

     
Ghép xương rồng xòe  (Cleistocactus winteri) lên gốc xương rồng bản vợt (Opuntia sp. )

Xương rồng bản vợt được cắt nuôi trước 2 tháng. Cây Xương rồng xòe được ghép trên xương rồng bản vợt dùng làm cây nhân giống
-Cắt ngang phần đỉnh (khoảng 1 cm) để tạo mặt phẳng ở vị trí ghép
-Vạt xéo 2 cạnh bên để sau nầy cây giống phủ xuống sẽ đẹp hơn, không bị cấn bởi 2 cạnh
-Chú ý :Dùng gai xương rồng gài 2 bên cạnh, của gồc ghép để làm điểm tựa cho việc cột chỉ sau nầy
-Tách 1 đoạn của mảng xương rồng xòe rồi cắt ngang để  tạo mặt phẳng tháp ghép
-Đặt con giống lên mặt phẳng gốc ghép
-Chú ý:Đặt giũa cây cho cân đối. Trước đó ta cũng nên gọt 2 cạnh vỏ của gốc ghép để tránh cấn về sau vì con giống có mặt phẳmg tháp ghép lớn hơn mặt phẳng gốc ghép Giống như ghép thanh long)
-Cột chỉ vào vị trí gài gai, tiếp đó cột chồng qua lại
-Sau khi ghép xong, đem vào nơi mát và khô ráo trong 5-7 ngày. Sau đó đem ra môi trường ngoài trống 10-15 ngày thì tháo chỉ
-Sau 3 tháng nuôi trồng, cây xương rồng phát triển thành hình dáng lạ kỳ hấp dẫn

     
Nuôi trồng xương rồng trên chân ghép

            Một trong những phương pháp nuôi trồng xương rồng đơn giản và hiệu quả nhất là nuôi trồng trên chân ghép. Bởi vì những loại cây xương rồng dùng làm gốc ghép như xương rồng thanh long, thanh long gai, xương rồng 6 cạnh, xương rồng bản vợt…là những loài cây phát triển rất mạnh, dể nuôi trồng, khó hư. Nhờ vào việc tháp ghép nầy mà ta có thể nuôi trồng đốt giai đoạn từ cây con đến cây trưởng thành nhanh nhất, hoặc dùng việc tháp ghép để giải quyết việc chăm sóc 1 so loại xương rồng rất khó phát triển ở môi trường trồng thẳng (các cây xương rồng biến màu, ít diệp lục tố…hoặc giống xương rồng rất dễ thúi ở môi trường trồng bình thường…)Ngoài ra việc tháp ghép xương rồng củng là biện pháp rất hiệu quả trong việc nhân giống xương rồng.

Các kỷ thuật nuôi trồng cây xương rồng trên chân tháp ghép:

1)Đối với xương rồng ghép trên gốc thanh long  (hylocereus undatus )

            -Đặc điểm đầu tiên của phương pháp nầy là gốc xương rồng thanh long rất dể tìm, dể nuôi trồng để to gốc ghép theo kích cở định trước. Sự tương thích của gốc thanh long đối với các loại xương rồng khác thường rất tốt

            Cây xương rồng ghép trên chân xương rồng thanh long phát triễn ở tốc độ trung bình so với các loại chân ghép khác, nhưng được lợi điểm là high dáng của cây xuong rồng ghép có được high dáng hoàn chỉnh, gai phát triển đúng mức, màu sắc cả cây tương đối tốt.

            -Xương rồng ghép trên gốc thang long, còn có lợi điểm khác là khi ghép cây trưởng thành, đủ kích thước cần thiết để cho người chơi sưu tầm hoặc sản xuất thì ta có thể cắt bỏ chân xương rồng, hạ cây xương rồng ghép xuống trồng thẳng dể dàng. Việc cắt hạ này dù còn hay không còn cốt chân của cây thang long thì cây cắt hạ cũng ra rễ tốt và phát triển tiếp tục. Đây là 1 đặt điễm rất hay khi ghép xương rồng trên gốc thăng long. Vì vậy hầu như trên thế giới, những nhà nuôi trồng xương rồng thường dùng gốc thanh long để tháp ghép.

            -Chú ý đối với 1 số xương rồng biến màu, không diệp lục tố thì ta không thể cắt hạ để trồng thẳng được vì bản thân các loại cây nấy không thể tạo rể để phát triển

            -Trong quá trình nuôi trồng xương rồng ghép trên gốc thanh long chú ý không để môi trường nuôi trồng bị úng nước hoặc bỏ phân chân quanh gốc vì làm như vậy gốc thanh long sẽ bị thối thân  (phần thịt) rất nhanh, dù lõi vẩn sống và phát triển để nuôi cây giống ghép ở trên nhưng sẽ yếu đi rất nhiều.

            -Các giống xương rồng thường được ghép trên giá thanh long rất hiệu quả là: Gymnocalycium, ferocactus, Lobivia

2)Xương rồng ghép trên chân thanh long gai (Acanthocereus colombianus)

            -Xương rồng thanh long gai được dùng rất phổ biến ở các nhà sản xuất xương rồng ở Việt nam, gần như đây là đặt điểm riêng của những người nuôi trồng việt nam.
            -Xương rồng ghép trên góc thanh long gai phát triển cực nhanh, rất dễ nuôi trồng, gốc ghép dể nhân giống nhưng ngược lại  hình dáng cây xương rồng trên gốc thanh long thường không đạt được hình dáng nguyên thủy tối ưu, gai có thể ngắn hơn, màu sắc không đạt, hình dáng không cân đối so với hình dáng thật.
            Ở cây xương rồng tháp trên cây thanh long gai thì rất thuận lợi trong việc nhân giống do cây phát triển rất nhanh, và cây xương rồng thường được trẽ hóa dể dãng sau khi nuôi trồng trên gốc xưong rồng này
            -Gốc xương rồng thanh long gai thích hợp cho việc ghép các cây giống xương rồng có kichq thước nhỏ, cây ươm hột, các giống có thân mềm (Mammillaria, lobivia…)
            -Việc cắt hạ cây xương rồng ghép trên chân  thanh long gai sau quá trình nuôi trồng đòi hỏi phải loại sạch phần gốc thanh long khỏi cây giống bởi vì khi còn lai phần thân thnah long, lúc ta trồng ngập dưới đất, phần nầy sẽ bị úng thúi, ảnh hưởng đến cây xương rồng được tháp ghép.  (khác với xương rồng thanh long thì dù còn chân một ít vẫn có khả năng sống, ra rễ phát triển bình thường dễ nuôi cây giống ghép phía trên)

3)Xương rồng ghép trên chân 6 cạnh  (Stenocereus  pruinosus )

            -Xương rồng 6 cạnh thường  được dùng như là gốc ghép vỉnh viễn cho các laọi xương rồng đối với các nhà nuôi trồng xương rồng. Do độ bền của gốc ghép, sự phát triển tương đối chậm và kích thước gốc ghép tương đối lớn nên gốc xương rồng 6 cạnh  thuận lợi cho những người nuôi trồng xương rồng dài hạn trên gốc ghép hoặc cho các giống chỉ tồn tại trên gốc ghép hay là nhửng trường hợp các giống khó nuôi trồng ở chế độ bình thường.

            -Ngoài ra gốc ghép xương rồng 6 cạnh cũng là cừu cánh hửu hiệu cho những trường hợp xương rồng có kích thước lớn, cần ghép đổi chân từ thănh long qua do cây phát triển quá lớn  không cân xứng với gốc thanh long, đồng thời xử lý các gốc cây xương rồng  lớn bị thối gốc, chỉ còn nửa thân trên.

            -Xương rồng 6 cạnh thường được dùng làm gốc ghép cho các cây xương rồng dáng trụ do sự tương thích rất tốt và độ vửng của gốc ghép.

            -Việc nhân giống và tạo gốc ghép ở xương rồng 6 cạnh đòi hỏi nhiều thời gian hơn các loại xương rồng thanh long.

            -Khi đả ghép và nuôi trồng cây xương rồng trên chân xương rồng 6 cạnh thì ta không nên cắt hạ xuống trồng thẳng vì mặt cắt ghép thường rất lớn gốc xương rồng 6 cạnh không chịu chôn ngập (sẽ bị úng thối)nên khi đả chọn ghép trên chân 6 cạnh là để luôn là tốt nhất. Cũng có thể một số giống xương rồng dễ nuôi trồng, phát triễn mạnh, có thể cắt hạ sau khi tháp ghép nhưng số loài nầy cũng ít (thông thường là các loài xương rồng trụ)

4) Xương rồng ghép trên các chân xương rồng khác (Xương rồng diệp long),  (bản vợt)

            -Đây là những dạng xương rồng ghép tương  đối ít sử dụng vì sự phổ biến và hiệu quả không cao lắm so với sự tiện dụng của xương rồng thanh long.

            -Xương rồng diệp longnthường dùng ghép các loại xương rồng ươm hột có kích thước rất nhỏ, có hiệu quả trong việc đốt giai đoạn nuôi trồng cây con nhưng độ bền kém do thân góc ghép quá nhỏ, khi cây xương rồng ghép lớn phải nhanh chống đổi chân nếu không sẽ bị ngã đỗ.

            -Xương rồng bản vợt (Opuntia)có high dáng lạ, dể tìm, dể nhân giống, phát triển rất mạnh nhưng chỉ thích hợp với 1 số giống cùng nhóm giống xương rồng bản vợt, xương rồng lobivia, xương rồng Notocatus.

            -Những loại gốc ghép xương rồng bản vợt dễ bị loại bệnh nấm gốc hóa gỗ, gỉ sét nên ảnh khá lớn đối với các loại cây xương rồng được ghép trên loại gốc ghép này

Hạ chân cây xương rồng ghép trên gốc thanh long

            -Các giống xương rồng hồng ngọc biến màu, không có diệp lục, được ghép trên xương rồng 6 cạnh và tạo dáng đẹp
            -Tạo dáng xương rồng khi ghép trên 1 gốc có nhiều ngọn  với giống xương rồng bắp vàng
            -Cắt cây xương rồng  Lobivta ghép trên gốc thanh long đã đủ lớn, chuẩn bị cho giai đoạn trồng thẳng xuống đất
            -Cắt bỏ chân thănh long sát phần gốc của cây xương rồng lobivia
            -Sau khi cắt vẫn còn 1 đoạn ngắn  chân thanh long, dùng thuốc chống nấm (Zineb, Aliette. . )phết lên vết cắt rồi đề khô ở nơi râm mát trong 7-10 ngày
            Đặt cây xương rồng đã cắt hạ (đả phơi khô 7-10 ngày) vào khay hoặc chậu nhỏ với chất trồng yòan cát sạch
            -30 ngày sau khi cắt hạ cây xương rồng lobivia đã ra rễ, rễ nầy là rễ của chân thanh long (còn lại sau khi cắt). Ta có thể nhổ xương rồng lobivia này đem trồng vào chậu lớn nuôi trồng ở môi trường ngoài hoặc nơi trưng bày nuôi trồng
            * nói chung các loại ghép xương rồng chỉ là phương pháp tình thế , giai đoạn tạm thời trong công tác nuôi trồng xương rồng. Dể có được high dáng thẫm mỷ nhất vẫn là việc trồng thẳng. Việc tháp ghép tạo dáng đặc biệt đòi hỏi sự đầu tư  và hiểu biết khá nhiều để tạo được cây xương rồng nằm trên chân ghép vẫn đẹp như 1 gốc ghép nhiều loại trên nhiều nhánh, các dạng xương rồng xòe, bụi xỏa dài
           
     
CÁCH TẠO CÂY XƯƠNG RỒNG KIỂNG GHÉP NHIỂU GIỐNG
     

-Xương rồng có nhiều loại nhưng phải chọn loại có gốc lớn, sinh trưởng mạnh thì mới có đủ
sức “mang vác” trên mình vài chục cành của đồng loại, tốt nhất là dùng cây xương rồng độc
trụ (Escontria Chiotilla) vì loại nầy không những khõe mà khi ghép cũng dể “dính” hơn
Cách làm như sau:chon nhánh cây xương rồng độc  trụ lớn , trồng vào nơi đất tốt, hoặc vào
chậu lớn có nhiều phân mục, Sau khi trồng khoản 6 tháng đến 1 năm dùng dao nhỏ cắt bỏ”
ngọn” , sau khi cắt khoảng 1 tháng, gần chổ vết cắt cây sẽ ra nhiều” nhánh” Cấp 1 (NC1), 
chọn 3 “Nhánh” to, khõe (Phân bố đều ở 3 phía), so còn lại tỉa bỏ>Sau khi NC1 ra được
khoảng 6 tháng thì tiếp tục cắt “ngọn” của NC1 để chúng ra “nhánh” cấp 2 (NC2). Để cây sau
nầy đở nặng nề, chen chúc nhau, mổi NC1 chỉ nên để 2 NC2 (lúc nầy cây đã có 6 NC2).
Chờ khoản 6 tháng sau thì lựa ra 3 NC2 để làm” gốc ghép”, 3 NC2 còn lại tiếp tục cắt “ngọn”
để to ra “nhánh” cấp 3 (NC3). Sáu tháng sau lại chọn lấy 1 nữa so NC3 làm” gốc ghép” ,
số còn lại tiếp tục cắt” ngon”. Để chọn nhánh cấp 4…Trong khi chờ đợi  để cây ra NC1, NC2…
thì phần thân dưới của cây mẹ cũng ra thêm “Nhánh”mới. Có thể ghép giống khác lên những
“Nhánh” mới nầy, tạo cho cây cân đối cả trên và dưới. Nhớ là 1 khi đã có gốc ghép, thì phải
tranh thủ ghép liền, nếu để lâu “góc ghép” có thể ra “nhánh” mới sau nầy không ghép được.
Muốn cho cây trở thành cổ thụ thì phải tiếp tục  chăm sóc cây thêm vài năm nữa, đến khi đó
những giống đươc ghép vào sẽ còn sinh con đẽ cái làm cho màu sắc và hinh thể của cây đẹp hơn.
            -Về cách ghép từng giống lên các “Gốc ghép” đả to sẳn. có thể tiến hành như sau:dùng
dao mỏng (Loại nhọn mũi chuôi vàng của thai lan)cắt “ngọn” của” gốc ghép”, sau đó cắt gọt lại
xung quanh chỗ vừa cắt để chổ cắt có high dáng hơi tù một chút. Trên cây cần lấy giống cắt
lấy 1 “nhánh” (thường là 1 high trứng, high cầu, high cầu hơi dẹt một chút hay high trái hỏa tiển…
phần nầy gọi là “cành ghép”)Sửa lại mặt cắt ở dưới đáy của “cành ghép”Chồng lên mặt cắt của”
gốc ghép”sao cho 2 mặt cắt tiếp xúc với nhau trên cùng 1 mặt phẳng, sau đó dùng dây chỉ giàng
quấn chặt”cành ghép” vào “gốc ghép”Sau mỗi lần ghép cần che mưa, nắng cho cây, ngưng tưới
nước khoảng 5-7 ngày để nước không xâm nhập vào chổ ghép.
            -Về cây để lấy giống có thể mua tại các điểm bán cây kiểng

     
Ghép xương rồng uơm hạt lên xương rồng diệp long
(Pereskiopsis chapistle)

     
- Cắt 1 đoạn dài 6-8 cm ở phần ngọn của cây xương rồng Diệp Long lá nhỏ. bỏ bớt 2 lá dưới, và
vạt nêm 2 bên gốc.
- Cắm vào chậu nhỏ như ươm các loại xương rồng khác. Dể mát 5 ngày, sau đó đem ra nắng 80%
- Sau 20 ngày kể từ khi cắt trồng, ta có gốc ghép sẳn sàng cho việc ghép cây con xương rồng ươm
hạt
- Cột chỉ vào dưới chổ sẽ cắt ghép ( chỉ dài cở 3cm)
- Dùng dao lam cắt ngang chỗ sẽ ghép (cách ngọn 2cm) to thành mặt phẳng ghép
- Lấy cây xương rồng từ hộp ươm ra ( xương rồng Lobivia sp.  Ươm hạt được 3 thánh tưổi)
- Dùng dao lam cắt ngang thân cây xương rồng ươm hạt. nên cắt laị lần 2  một lát mỏng để tạo
mặt phẳng ghép tốt
- Đặt đỉnh xương rồng ươm hạt lên mặt phẳng gốc ghép xương rồng  Diệp long. Chú ý đặt đúng
trọng tâm . (Gốc ghép cũng được cắt lại 1 lát cắt mới để to mặt phẳng ghép tốt hơn)
- Sau khi ghép xong, cột chỉ, xiết nhẹ, đem vào nơi khô ráo 3-5 ngày, sau đó có thể đem ra môi
trường nuôi trồng bình thường
-Dặc điểm của việc ghép xương rồng ươm hạt lên xương rồng diệp long là:
- Cây giống ghép sẻ phát triển cực nhanh, bỏ qua giai đọan nuôi trồng cây xương rồng ươm hạt
lúc nhỏ, rất khó và chậm
- không đòi hỏi con giống có kích thước lớn, đường kính từ 3-5mm  là có thể thao tác ghép được
- Cây góc ghép thực hiện ít tốn thời gian, dễ làm

     
Kỷ thuật ghép xương rồng Cactaceae ghép trên xương rồng 6 cạnh (Stenocereus pruinosus)
     
- Gốc ghép là xương rồng 6 cạnh đã được vạt xéo ở gốc.
                      phơi noi râm mát 10-20 ngày rồi mới đem trồng vào chậu nhỏ
- Sau 2 tháng trồng, bộ rễ phát triển tốt, thân xương rồng săn chắc, có thể sử dụng làm gốc ghép.
                      Thường cắt bỏ gai để dể thao tác
-Bước 1:Cắt ngang ngọn gốc ghép, khoảng 3cm tính từ ngọn trở xuống, để to mặt phẳng ghép ban
đầu
-Bước 2:Vạt xéo các cạnh bên của gốc ghép để to 1 mặt phẳng có tiết diện gần như là high tròn
-Bước 3:Gọt sửa để to mặt phẳng của đường tròn. Đường tròn lúc nào cũng nhỏ hơn đường kính
mặy cắt ở con giống ghép
-Bước 4:Tách con giống từ cây  mẹ. nên dùng mũi dao để cắt tốt hơn là bẻ vì dể làm tổn thương
cây mẹ, cây con
- Bước 5:Cắt ngang phần gốc giống ghép để tạo mặt phẳng ghép. Lát cắt phải dứt khoát, không
ngập ngừng. Mặt phẳng cắt nầy lúc nào cũng lớn hơn mặt phẳng của gốc ghép.
- Bước 6:Cắt thêm 1 lát mỏng kế dưới lớp cắt đầu tiên (1-2mm)sẻ to được 1 mặt phẳng không
bị lõm
- Bước 7:Cắt ngang gốc ghép thêm 1 lát cắt mỏng để tạo 1 mặt phẳng ghép mới thật phẳng
                    (thao tác nhanh, dứt khoát, liền lạc)
- Bước 8:Đặt con giống lên mặt phẳng cắt ghép đúng ngay trung tâm
- Bước 9:Dùng chỉ quấn vài vòng vào búi gai để làm điểm xuất phát của dây cột chằng
- Bước 10:Vòng cột đầu tiên phải cẩn thận, phải vịn phụ để không làm rớt con giống
-Bước 11:Cây xương rồng ghép sau khi được cột chằng qua nhiều vòng, chia đề dây cột ra tất
cả các phía để 2 mặt phẳng tiếp xúc đều. Lực cột vừa xiết tay là được, không làm dập xương rồng
- Có thể thay thế chỉ cột bằng dây thun đă được nối dài, sao cho lực căng của dây không quá mạnh
làm dập xương rồng (Chú ý quan trọng)
-Vòng dây đầu tiên từ đáy chậu lên đỉnh ngọn xương rồng ghép. Chia đều 2 bên để dây không bị
lệch tâm, làm bật cũ xương rồng giống phía trên
- Dùng 1 vòng thun cột ngang để to lực căng của các sợi thun lên đầu con giống thẳng gốc với mặt
cắt ghép, đồng thời làm thun không bật ra. Việc côt bằng dây thun giúp ta thao tác nhanh , lực căng
của thun làm 2 mặt phẳng ghép tiếp xút tốt hơn. Nhưng nếu lực căng  quá lớn thì lại làm dập cây
xuơng rồng. Công việc nầy đòi hỏi phải thao tác quen sau nhiều lần tháp ghép rút kinh nghiệm
-Bước 12:Dùng nylon trùm đầu nơi tháp ghép để tránh ẩm. Đem để nơi khô ráo, mát trong 7-10
ngày.

Sau đó tháo dây để có thể đem ra vườn để nuôi trồng
-Cây phát triển tốt sau 3 tháng ghép

     
Kỷ thuật đổi chân ghép
-Đối với một số cây xương rồng sau khi được tháp trên chân thanh long gai, qua thời gian nuôi
trồng đã phát triển quá lớn, không cân đối với chân tháp dể bị ngã đổ. Ta phải ghép đổi chân để
ho cây xương rồng phat triển tiếp tục.
Trong trường hộp nầy thường ngưới ta sử dụng chân xương rồng 6 cộng
-Bước 1:Cắt ngang phần ngọn gốc ghép nơi vị trí định tháp ghép
-Bước 2:Vạt xéo các cạnh sao cho mặt phẳng ghép không còn cấn các cạnh võ ngoài của gốc
ghép
- Bước 3:Cắt ngang phần thân của cây giống  cần ghép ở phần có tiết diện lớn nhất (1/2 thân)
- Bước 4:Phần thân còn lại của gốc cây giống ta dùng làm giống, sau nầy sẽ nhẩy con. Chú ý bôi
thuốc chống úng lên mặt cắt, để khô cây trong 1 tuần cho lành vết thương rồi mới đem ra ngoài. -
-Phần ngọn lấy ra để tháp ghép
- Bứơc 5:Cắt lại 1 lát cắt kế trên lát cắt đầu tiên nhằm tạo 1 mặt phẳng thật tốt đồng thời làm sạch
việc tươm nhựa ở vết cắt đầu
-Bước 6 :Đặt con giống lên mặt phẳng cắt ghép đúng ngay trung tâm con giống
-Bước 7:Côt chỉ chằng qua lại nhiều vòng, chia đều dây cột ra tất cả các phía
-Cây xương rồng sau 20 ngày tháp ghép đã bắt đầu phát triển đỉnh sinh trưỡng (Gai nhú lên)

     
Kỷ thuật nuôi trồng xương rồng Bát tiên
  -Xét về mặt khoa học, tên của cây xương rồng bát tiên là Euphorbia milii thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae (họ cây có những đặc trưng khác với cây xương rồng họ Cactaceae. Cấu to đặc biệt của chùm hoa xương rồng bát tiên với so lượng hoa thường đạt từ 8 hoa cho nên loại hoa này mới được mang cái tên ngộ nghỉnh như vậy. Những cánh hoa mang màu sắc mà ta thường thấy thật ra đó là những lá hoa (một dạng đặc biệt của lá bắc). và chính điều này đã giải thích tại sao hoa xương rồng bát tiên rất bền từ 1-6tháng và đôi khi trên cành hoa già xuất hiện những cây con bất định treo tòn ten ngộ nghỉnh. Hoa của xương rồng bát tiên là hoa đơn tính, trên mỗi”hoa” có nhiều hoa đực và 1 hoa cái. Biết cấu to hoa để giúp người nuôi trồng có kiến thức chính xác trong việc lai to ra giống hoa xương rồng mới.
            -Cây xương rồng bát tiên là cây ưa ánh sáng, nếu trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào càng nhiều thì cây phát triển tốt, hoa nỡ đều đặn, nếu ít hơn thì lá phát triển tốt hơn và ít hoa hơn. Nếu cây được trồng trong chậu, hay bồn hoa thì dể chăm sóc hơn khi trồng dưới đất do khi trồng dưới đất lượng nước dư ta khó điều chỉnh và cây dễ bị úng vào mùa mưa
            -Chất liệu đất trồng xương rồng bát tiên khá đa dạng, miễn sao d0ảm bảo độ tơi xốp và không quá chua (PH từ 5, 5-6, 5 là hợp lý)Đất thịt nặmg và đất sét không nên dùng. Đất rác , đất cát, phân mùn, bột dừa, tro trấu, phân rơm là những chất liệu trồng xương rồng bát tiên rất tốt. tỷ lệ trộn giữa các chất liệu trồng ta cần chọn cách riêng thích hợp với cách chăm sóc của mọi người
            -Ở các nhà vườn sản xuất, tỷ lệ đất trộn như sau:tro trấu 5 phần, đất rát mụt 1 phần, phân chuồng hoai 1 phần, một ít phân lân vi sinh (hoặc lân nung chảy, super lân 5kg/1m3 đất trộn )
            Hoặc như ở sađéc, trồng bằng chất liệu phân rơm rất tốt, nhưng chất liệu này sau 1 năm thường bị bã, dể bị úng nước nên phải thay phân mới, trồng lại mới an toàn cho cây tránh thúi úng
            Chế độ bón phân cho xương rồng bát tiên cũng khá đa dạng. ngoài các loại phân hữu cơ dùng bón lót như:phân chuồng , bánh dầu, phân lân vi sinh, phân vi sinh dynamic Growell…ta còn dùng các loại phân vô cơ cơ bản khác để bón cho cây. đó là NPK mà tỷ lệ 3 loại phân nầy dùng để bón cho từng thời kỳ tăng trưởng của xương rồng như sau:
            1. Thời kỳ tăng trưởng, cây con, nuôi bộ lá phát triển sau khi thay chậu, nuôi sau giai đoạn trổ bông.
            Dùng phân NPK với các tỷ lệ sau : 20-20-20, 15-30-15, 18-19-30.  với liều lượng 2gr/1lít nước
            2. . Thời kỳ trưởng thành, kích thích ra hoa :
            Dùng phân NPK với tỷ lệ:6-30-30, 10-60-10.  với liều lượng như trên, xen kẽ với phân 15-30-15 để giúp cây phát triển tiếp tục
            -phòng trừ sâu bệnh:Bệnh hay gặp nhất ở xương rồng bát tiên là bệnh thối úng, kế đến là bệnh đốm lá do  nấm. Sâu rầy thì có các loại sâu xanh, xâu cuốn lá, rầy trắng, rệp sáp, nhện đỏ.
            Tất cả các loại sâu bệnh trên đều trị được nhưng tốt hơn hết là phòng trừ định kỳ hàng tuần hay hằng tháng trong quá trình nuôi trồng
            -Chú ý:đối với các nhóm thuốc trị sâu bệnh gốc đồng  (cu) thì nên cẩn thận v2i dể làm rụng lá hoặc cháy lá xương rồng bát tiên. Chú ý liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn nhà sản xuất. Không vượt quá vì dể làm hư cây
            -Ngoài ra trước qua 1 trình tưới phân hay xịt thuốc, cây xương rồng bát tiên phải được tưới nước đầy đủ trước 4 giờ để giúp cây đầy đủ nước, ít bị thuốc hay phân bón làm ảnh hưởng rụng lá cháy lá
            -Việc chon giống xương rồng Bát tiên để trồng cần chú ý các đặc điểm sau:
            +Dáng cây:bụi hay đơn thân, dáng đứng thẳng hay dáng bò Xỏa ra
            +Thân lá:Thân mập hay ốm, bộ gai  (đơn, kép hay chùm)-lá to hay nhỏ, lá hướng lên hay xuốngmàu lá sắc đậm hay nhạt
            +Chùm hoa:chùm to hay nhỏ, số lượng hoa trên một chùm hoa, high dáng chùm hoa nằm trong lá hay dương dài ra ngoài, chùm hoa đứng hay thòng
            +Hoa:Màu sắc rõ rệt hay pha màu. Hoa to nhỏ cánh tròn hay nhọn. dày mỏng.
            Dụa vào các đặc điểm ta có thể phân biệt, chọn lựa được cây xương rồng bát tiên theo sở thích và chọn lựa giống đạt tiêu chuẫn thương mại. và điều này giúp các nhà sưu tập phân biệt được sự khác nhau giữa các cây xương rồng bát tiên để lai tạo ra những cây xương rồng bát tiên mới
            Cái đam mê nào cũng làm ta phải mệt, nhưng trên hết vẫn là niềm vui từ những thành quả lao động sáng tạo của người nưôi trồng dã tạo ra cho mình và cho đời những tác phẩm sống động. Tôi luôn mông muốn trao đổi những kinh nghiệm cùng mọi người để từ đó tôi hy vọng nhận lại được những niềm vui nho nhỏ từ những thành quả đạt được của người trồng và yêu hoa

     
Ghép bát tiên
-Ghép nêm:
            +Xương rồng bát tiên Hồng hạnh được dùng làm gốc ghép. Giống này phát triển  rất mạnh, nhanh, dể nhân giống. Gốc ghép giâm cành được 1 tháng tuổi trở lên là có thể thao tác được (Chiều cao gốc ghép 10-15 cm hoặc có thể cao hơn tùy lúc cắt ươm ngọn dài hay ngắn)
            +Ngọn bát tiên giống ghép  (5-8 cm). Hoa trắng:Bạch ngọc quan âm-Hoa đỏ : Hồng phúc
            Những giống nầy có hoa đẹp nhưng phát triển chậm khi nuôi trồng và khó nhân giống
            +Ngọn bát tiên giống cần loại bỏ tất cả hoa và cắt bỏ bớt lá chân, chỉ chừa lại khoảng 6 lá ở ngọn
            +Gốc bát tiên được cắt ngang ở vị trí định tháp ghép (thường cách đất 4cm để dễ thao tác)
            +Dùng dây keo (quấn ống nước)cột 1 vòng phía dưới để làm điểm tựa cho việc cột chằng sau nầy
            +Xẽ hàm chữ V ở gốc ghép (cách ghép nêm)
            +Ngọn giống ghép được vạt xéo 2 cạnh to thành high V để đặc vào miệng gốc ghép                             .
Chú Ý: lát cắt phải dứt khoát. thao tác nhanh để giảm lượng nhựa chảy ra cản trở quá trình tiếp xúc của 2 mặt ghép
            +Đặt ngọn ghép vào giữa miệng gốc ghép. Chú ý là 2 bên mặt phẳng tiếp xúc của gốc và con giống phải vừa khít mới tốt, nếu hở hoặc quá lớn thì ta phải cắt  mặt phẳng ghép ở con giống lại sao cho vừa khít
            +Dùng dây keo cột chằn ngọn bát tiên xuống để cố định vị trí
            +Sau đó tiếp tục cột nhiều vòng khác để ép ngọn giống ghép tiếp xúc với gốc ghép
            +Dùng boa nylon trùm kín. Đem để vào nơi mát 50% ánh sáng và khô ráo trong 5-7 ngày sau đó nhấp nắng tư từ cho đến 15 ngày thì có thể tháo boa nylon và tháo dây sau 20 ngày

-Ghép áp
            +Ta cũng có thể sử dụng phương pháp ghép áp với mặt phảng ghép lá cạnh xiên. Trong cách ghép này thì lúc cột sẽ dễ dàng hơn do ta cột những dòng dây đầu là những vòng ngang để cố định cây ghép
            +ngọn gốc ghép cũng được vạt xiên tương ứng với mặt phẳng xiên của gốc ghép sao cho khi đặt áp vào gốc ghép thì ngọn cây xương rồng hướng thẳng lên trời là đạt
            +Dặt con giống vào vị trí mặt cắt gốc ghép chuẩn bị dùng dây cột chằng
            +Những vòng dây đầu tiên được cột vòng quanh để cố định cây giống và gốc ghép. . Những vòng sau là chằng xuống
            + Sau khi cột xong, trùm boa nylon như khi ghép bình thường và đem vào nuôi như các cách ghép khác
           
-Ghép ngồi
            +Đối với cách ghép ngồi thì ta chỉ cần cắt ngang gốc ghép thêm 1 lát nửa sau lát cắt đầu tiên để tạo 1 mặt phẳng ít bị tiết nhựa hơn
            +Cắt ngang gốc của ngọn giống ghép để tạo mặt phẳng tốt
            +Đặt ngọn ghép lên gốc ghép ngay giữa thân
            +Thao tác cột chằng dây như ở ghép nêm
            +Thêm những vòng dây ngang để tạo lực căng của dây chằng đồng thời giữ vị trí ngọn ghép ở ngay giũa gốc ghép
            +Bọc nylon như ghép nêm và chuyển qua giai đoạn ươm nuôi như ở ghép nêm


Cấu tạo hoa xương rồng bát tiên

            -Hoa xương rồng bát tiên khởi đầu sinh ra từ nách lá ở thân, từ 1 cọng dài phân đôi ở đầu mút, mang 2 “hoa” 2 bên. Mỗi “hoa” có 2 phiến to có màu, ở giữa có một cấu to high chén có 5 tai dày, thường màu vàng, bên trong chén ấy có nhiều “nhụy đực”. Mỗi “ nhụy đực” có 2 boa phấn được mang bởi 1 cái cọng hơi dẹp và có đốt gắn xen với rất nhiều hàng lông. Chính giửa cái chén ấy là “nhụy cái”, gồm 1 cộng dài hơn, bên trên mang bầu noãn 3 buồng, mổi buồng có 2 tiểu noản tận cùng có 3 vòi nhụy mang nuốm chẽ 2. vì chỉ có 1 bầu.  nên về sau chỉ có 1 trái và chỉ có 6 tiểu noãn nên mỗi trái chỉ có tối đa 6 hột mà thôi. Thật ra thì 2 phiến to có màu 2 bên ấy, có bản chất là 2 lá. Cái chén ở giũa là 2 phát hoa  ( gồm nhiều hoa-được gọi là cyatium) và mỗi “nhụy đực” là 1 hoa đực
            Nhụy cái có 6 nuốm trên cọng ấy là” hoa cái”. Cái hoa này đã tiêu giảm tối đa, không còn lá đài , cánh hoa. Vì 2 phiến bên là 2 lá  cho nên nách của nó có thể mang chồi. Chồi này sẽ lại cho ra 1-2 cặp” hoa” nữa ở 2 bên nó và cao hơn nó, rồi mỗi 2 “hoa” ấy lại cho ra 1-2 cặp “hoa” nữa ở 2 bên cao hơn với nó- khiến cho cây bát tiên có chùm hoa nối thành từng theo cấp số nhân-như 1 chén xôi vun đầy.
            Và chính vì 2 phiến ấy là lá biến đổi cho nên chồi nách của nó thay vì ra hoa lại có thể cho chồi tạo cây con đeo tòng  ten trên cọng hoa

Cây Bát Tiên không ra hoa tại sao?

            Cây Bát Tiên là 1 loại xương rồng (thuộc họ thầu dầu:Euphorbiaceae)có xuất xứ từ vùng sa mạc nắng nóng, khô cằn thiếu nước. Chúng được du nhập từ Thái lan vào nước ta.
            Do có suất xứ từ sa mạc  nên trong quá trình sinh trường và phát triển của chúng, chúng ta to ra điều kiện thời tiết, khí hậu càng giống với sa mạc boa nhiêu thì cây bát tiên càng dễ ra bông bấy nhiêu. Truòng hơp cây bát tiên không  tiếp tục ra bông nửa. có thể có nguyên nhân sau:
            -Do thiếu nắngLĐây có lẻ là nguyên nhân chính)như đả nói ở phần trên, cây Bát tiên có nguồn góc từ sa mạc nên chúng rất cần nắng (ánh sáng mặt trời trực tiếp) nhưng khi mua về bạn đã để trong nhà, sau tết lẽ ra bạn đưa cây lên sân thượng hoặc chổ trảng nắng để có nắng trực tiếp thì bạn lại để ở ban công, nơi chỉ có ánh sáng tán
Xạ chứ không có ánh nắng trực tiếp, nên cây rất khó ra bông
            -Do bón quá nhiều phân đạm:Cây bát tiên của bạn rất xanh tốt, chứng tỏ bạn đã bón quá nhiều phân đạm. Mặt khác để có bộ lá và tàn cây như vậy chắc chắn bạn cũng đã tưới nhiều nước. 2 nguyên nhân này đã”hổ trợ” thêm cho nguyên nhân thiếu nắng, dã làm cho cây Bát Tiên của bạn không thể ra bông
            Để khắc phục tình trạng này bạn nên tiến hành như sau:
            -Đưa cây lên sân thượng hoặc chổ trảng nắng để cây thu nhận trực tiếp được ánh sáng mặt trời. Do cây của bạn đã để trong điều kiện ánh sáng táng xạ quá lâu, vì thế để tránh bị ảnh hưởng bởi điều kiện nắng nóng đột ngột của ánh sáng mặt trời trực tiếp làm cháy lá, bạn chỉ nên cho cây tiếp xúc  với nắng buổi sáng và buổi chiều, còn buổi trưa nên che nắng cho cây để cây làm quen dần với nắng nóng sau 1 thời gian cây đã quen thì không che nắng buổi trưa nữa.
            -Giảm lượng nước tưới:Chỉ nên tưới vài ba ngày 1 lần hoặc khi nào thấy đất trong chậu khô thì mới tưới, to cho đất hơi thiếu ẩm 1 chút
            -Cắt giảm bớt lượng phân đạm (vì loại chỉ làm cho cây phát triển thân lá là chính), Tăng cường bón thêm phân lân (vì phân lân thúc đẩy cho cây ra bông) hoặc những loại phân hổn hợp có tỷ lệ lân cao như phân DAP. Có dùng thêm phân bón qua lá có tỷ lệ lân cao như Growmore 15-30-15, Miracle-Gro 15-30-15…Cố gắng to cho bộ lá cứng cáp, không xanh mướt. Nếu làm được như vậy thì sau vài tháng thì cây sẻ ra bông trỡ lại

Theo Hai Quang - Caimon.org


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét