Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

5 cây thị bạc tỷ được công nhận 'di sản Việt Nam'

Với tuổi thọ gần 700 năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, 5 cây thị cổ từng được trả giá 7 tỷ đồng ở xã Nghi Thịnh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.

Ông Lê Minh Thưởng, chủ nhân của 5 cây thị cổ vừa nhận được thông báo của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 5 cây thị cổ là “Cây di sản Việt Nam”. Hiện nay, ông Thưởng đang cùng với gia tộc họ Lê ở xóm 2 xã Nghi Thịnh bàn kế hoạch tổ chức lễ đón nhận và gắn biển danh hiệu cao quý này.



1 trong 5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. ảnh: Nguyên Khoa
5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. Ảnh: Nguyên Khoa

Đang là mùa thị chín, con đường dẫn vào nhà của ông Lê Văn Thưởng ngào ngạt mùi thơm. Trên những cây thị cổ cành lá sum xuê, những quả thị vàng mọng đung đưa, tỏa mùi thơm khắp xóm. Ở dưới mỗi gốc cây, hàng trăm quả thị chín già rụng xuống mỗi ngày được ông Thưởng đào hố chôn xuống đất.
Dù đã cuối mùa thị nhưng 4 trong số 5 cây thị già đều đang trĩu quả. Lấp ló sau những chùm quả thị chín vàng vẫn còn rất nhiều quả xanh mơn mởn. Cây thị nu lớn nhất vườn, cho quả lớn nhất đến một kg, những người đến tham quan được ông Thưởng hái xuống làm quà nên đến nay chỉ còn lại lác đác một vài quả. “Vào chính mùa, cả khu vườn này đều bị nhuốm một màu vàng của thị chín, các loại chim chóc ở khắp nơi cũng tìm về những cây thị để ăn quả”, ông Thưởng cho biết.



Quả thị chín vàng cả khu vườn rậm rạp. ảnh: Nguyên Khoa
Quả thị chín vàng cả khu vườn rậm rạp. Ảnh: Nguyên Khoa
Từ ngày nhận được thông báo của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, không riêng gì ông Thưởng, tất cả con cháu trong nhà đều mừng vui phấn khởi. Hễ có khách đến thăm những cây thị cổ, ông Thưởng lại mang tờ thông báo ra khoe một cách đầy tự hào.
“Cuối cùng thì những cây thị của gia đình tôi đã được xã hội công nhận là cây quý với niên đại lâu đời cùng những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Đây chính là điểm tựa, là mạch nguồn phát triển của con cháu chúng tôi, dù bất cứ giá nào, chúng tôi cũng sẽ không bán những cây thị cổ này”, ông Thưởng vui mừng tâm sự.
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết, trong đợt xét duyệt vừa qua, ngoài 5 cây thị cổ 670 tuổi của ông Lê Văn Thưởng thì 8 cây cổ khác ở Bình Định và Hà Nội cũng được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Trong đó, thành phố Hà Nội có số lượng cây cổ được công nhận nhiều nhất gồm cây sanh ở đình Nhật Tân (phường Nhật Tân), cây đa trước cổng chùa Khai Nguyên, cây thị ở đình Quán La (phường Xuân La ), cây si ở phủ Tây Hồ cùng với cây đa cổ thụ xóm Quýt xã Yên Bài và cây lộc vừng 2 thân ở xã Châu Sơn (huyện Ba Vì). Những cây này có tuổi từ 250 đến 1.000 năm, có rất nhiều gốc, cành và tán lá đẹp, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
Hiện nay, cả nước có 106 cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
Nguyên Khoa
(Theo  vnexpress.net)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

HOA SÚNG





Cây súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus) trong tạp chí thực vật Curtis
Chi Súng (danh pháp khoa học: Nymphaea) là một chi chứa các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Súng (Nymphaeaceae). Tên gọi thông thường của các loài trong chi này, được chia sẻ cùng với một số chi khác trong họ này, là súng. Các lá của chi Nymphaea có vết khía chữ V nối từ mép lá tới cuống lá oiử khu vực trung tâm. Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bổ rộng khắp thế giới.
Chi này có quan hệ họ hàng gần với chi Nuphar, chúng khác nhau ở chỗ là các cánh hoa của chi Nymphaea lớn hơn nhiều so với các lá đài của đài hoa, trong khi ở chi Nuphar thì các cánh hoa lại nhỏ hơn so với các lá đài màu vàng (4-6 lá). Quả khi chín cũng khác nhau, với quả của chi Nymphaea chìm xuóng dưới mặt nước ngay sau khi hoa khép lại, trong khi quả của chi Nuphar lại ở trên mặt nước cho đến khi chín.
Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin, hay hoa sen như họ gọi nó. Súng xanh Ai Cập (Nymphaea caerulea), nở hoa vào buổi sáng và sau đó chìm xuống dưới mặt nước vào lúc chiều tối. Súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus) lại nở hoa vào buổi đêm và khép lại vào buổi sáng. Các dấu tích của cả hai loại hoa này đều được tìm thấy trong lăng mộ của Ramesses II.
Các loài súng không có quan hệ họ hàng gì với các loài loa kèn (huệ tây) thuộc họ Loa kèn (Liliaceae), bộ Loa kèn (Liliales) mặc dù tên gọi bằng tiếng Anh của chúng làwater-lily (huệ nước). Chúng cũng không có quan hệ họ hàng gì với các loài hoa sen thực sự thuộc chi Nelumbo, là các loài hoa được sử dụng trong ẩm thực tại khu vực châu Á cũng như là loại hoa linh thiêng của đạo Hindu và đạo Phật. 
Nhiều loại hoa súng thông thường trong các khu vườn thủy sinh thực chất là các giống lai ghép.




Hoa sung dai o Mauritius
Những cây hoa súng khổng lồ ở vườn thực vật Pamplemousses
 Ở Việt Nam
Các loài cây này sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam. Hiện tại, việc khai thác loài hoa này còn tự phát, chưa có quy hoạch. Tuy nhiên các loài cây này có khả năng tái sinh mạnh. Chưa thấy tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có bao nhiêu loài súng, mặc dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 5 loài. Trong một số tài liệu có nhắc tới súng lam (Nymphaea stellata =Nymphaea nouchali?), súng đỏ (Nymphaea rubra), súng trắng (Nymphaea lotus =Nymphaea pubescens?) v.v...



Một loài hoa súng tại miền Trung Việt Nam
Tại các chợ ở miền tây Nam Bộ, có thể thấy bán những bó cọng bông súng mập mạp nâu nâu mang bông có màu tím nhạt, cuộn tròn, tươi rói. Bông súng cắt khúc có thể được thưởng thức bằng cách chấm mắm kho, trộn gỏi, hay ăn sống, cũng như có thể thể xào, nấu canh.
Theo: Cuộc Sống Việt _  Wikipedia

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Những sao Hollywood khỏa thân vì... lý do sạch


(Comaihoa)- Vừa qua, xu hướng khoe thân của các “sao” Việt trở nên nỡ rộ, gây nhiều bức xúc trong dư luận công chúng. Đã đến lúc các chuẩn văn hoá trong hoạt động biểu diễn cần phải đặt lại một cách căn cơ. Để có cái nhìn rộng mở hơn về vấn đề này, Comaihoa xin trích đăng (từ Phapluatxahoi.vn) lại bài và hình ảnh khoe thân một cách rất… sạch sẽ của hàng loạt ngôi sao tên tuổi Hollywood như Ashley Tisdale, Keri Hilson, Bridget Moynahan và Kaley Cuoco trên tạp chí Allure.

Thiễn nghĩ, người ta vẫn “khoe”, thậm chí “khoe” nhiều hơn nhưng lại rất… đàng hoàng. Phải chăng đấy chính là sự thể hiện của một đẳng cấp về nghệ thuật và văn hoá, mà các "sao" Việt còn cần phải học nhiều may ra mới đạt được như người.




1. Keri Hilson
Trước khi thành công với hàng loạt các bài hát được yêu thích trên toàn thế giới, Keri Hilson được biết đến như một nhạc sỹ rất thành công phía sau sân khấu. Việc bước ra khỏi căn phòng sáng tác chật chội để đến với ánh sáng sân khấu không hề dễ dàng với cô nàng. Keri Hilson, nữ ca sỹ 28 tuổi đã cho biết: "Việc chuyển vị trí để đứng trước camera thật sự rất khó khăn đối với một người nhút nhát như tôi. Mọi người đều đã hình dung sẵn trong đầu họ về việc bạn sẽ xuất hiện như thế nào. Bạn phải đến phòng tập gym. Bạn phải mặc quần áo ít vải thôi. Bạn phải mặc váy và đầm, tạo điểm nhấn, thậm chí là có khi còn phải cắt tóc hay nhuộm tóc đầy màu sắc... Có quá nhiều sự thay đổi mà mọi người như muốn kéo bạn vào."



Ảnh minh họa
                                                               Keri Hilson


Với Hilson, chụp ảnh khỏa thân 100% giúp cô cảm thấy như được trở lại với con người thực sự vốn có của mình: "Chúng ta làm nhiều việc để được thừa nhận, tôi phải xài những chiếc túi đắt tiền hoặc gắn mi giả hay nâng ngực. Bức ảnh như thế này sẽ phủi bỏ toàn bộ những thứ giả tạo đó".
2. Bridget Moynahan
Moynahan nghĩ gì về bức ảnh Eva tuyệt đẹp của cô? "Hầu hết mọi thứ đều được nhìn thấy trong một cách rất khác", cô nói. Nữ diễn viên của Blue Bloods, năm nay đã 40 tuổi, tỏ ra rất tự tin. "Bạn biết đó, bạn sẽ có thêm tia hy vọng và động lực lớn để giúp bạn rèn luyện cơ thể."
Trong thực tế thì, Moynahan chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ dám đi lang thang trong bộ đồ bikini, và tôi chỉ dám cởi hết quần áo khi ở một mình trong phòng riêng của tôi. Vào cái thời đại công nghệ như hiện nay, thật không an toàn để có thể khỏa thân ở bất cứ nơi nào, dù là trong một căn phòng đã được khóa cửa cẩn thận."



Ảnh minh họa
                                                        Bridget Moynahan

Nhưng sự do dự của cô đối với vấn đề khỏa thân nơi công cộng hoàn toàn không xuất phát từ sự thiếu tự tin, bởi: "Tôi đã làm nghệ thuật rất nhiều năm, vì vậy điều đó không thể làm tôi lo lắng. Tôi hoàn toàn thoải mái với việc này."
3. Ashley Tisdale
Tisdale đã đưa mẹ của cô đến buổi chụp ảnh khỏa thân với Allure. "Tôi luôn muốn chắc chắn rằng bố mẹ tôi đồng ý với những gì tôi làm”, cô nói. "Thậm chí khi tôi xăm mình, mẹ cũng là người đi cùng tôi. Sở dĩ  tôi có hình xăm "believe" là vì mẹ luôn nhắc nhở tôi phải tin tưởng."


Ảnh minh họa



Ashley Tisdale


Ngôi sao xinh đẹp của High School Musical tập thể dục 6 buổi mỗi tuần, cô tham gia lớp sinh hoạt trại, rèn luyện sức khỏe, đào tạo tim mạch và các môn thể thao khác, nhưng việc cởi quần áo trước ống kính không hoàn toàn là vì muốn khoe cơ thể khỏe mạnh dẻo dai của cô mà là để khẳng định về việc cô đã trưởng thành như thế nào. "Tôi đã 25 và gần bước sáng 26, nhưng mọi người đều nghĩ tôi còn trẻ con chỉ vì tôi trông trẻ hơn tuổi," cô nói tiếp: "Được tham gia vào bộ ảnh lần này tôi có thể nói rằng, tôi không phải cô gái trẻ con như mọi người nghĩ. Tôi chính thức là người phụ nữ thực thụ.' "
4. Kaley Cuoco


Ảnh minh họa
                                                                     Kaley Cuoco
Ngôi sao 25 tuổi của The Big Bang tự thú rằng: "Tôi chưa hề nói với gia đình tôi về buổi chụp ảnh này, và tôi sẽ cho bạn biết lý do: cho đến khi họ thấy những bức ảnh này, họ sẽ không thể hiểu được. Tất cả những gì các bậc cha mẹ trên thế giới này nghe và thấy được từ những bức ảnh như thế này chỉ có 1 từ "trần truồng." Khi tôi nói với mẹ tôi về bộ ảnh, tôi đã cố tình bỏ qua phần cởi hết quần áo."

Cuoco kể về quá trình chuẩn bị cho buổi chụp ảnh: "Nỗi ám ảnh của tôi chính là Yoga, vì vậy tôi cố gắng luyện tập Yoga mỗi ngày,". Cô nói: "Tôi ăn rau cải, thực phẩm tươi sống và lòng trắng trứng. Thật sự rất ngán!" Chính cô cũng ngạc nhiên với sự không ngượng ngùng của mình: "Tôi đã rất vui và thích thú còn hơn những gì tôi đã tưởng. Điều này khiến tôi nhận ra rằng, tôi thấy thoải mái khi chụp hình với bộ đồ bằng da thật của mình hơn tôi tưởng."
Theo VNM

                                                                                                                                                                                       (Phapluatxahoi.vn)



Xem nguyên văn tại:                                                                                                                                                                        

Phát "sốt" vì clip đười ươi rửa mặt như người

 Chú đười ươi thông minh này thuộc sở hữu của 1 công viên ở Tokyo, Nhật Bản và đoạn clip quay cảnh “bạn í” rửa mặt đã thu hút một lượng view khổng lồ trên Youtube. Trong clip chú đười ươi này rửa mặt rất “chuyên nghiệp”, nó dùng 1 cái khăn mặt và nhúng xuống nước, sau đó nó vắt bớt nước ở khăn mặt và lau mặt. Hành động dùng khăn lau mặt của chú đười ươi này chẳng giác gì người cả.


Clip chú đười ươi rửa mặt như người.


Clip về chú đười ươi này hiện đã thu hút được 230.000 lượt người xem và với độ “hot” như này thì clip sẽ càng có nhiều người xem hơn nữa. Chú đười ươi này quả là thông minh đúng không? Trong clip còn có đoạn 1 chú đười ươi khác “mon men” tới gần và có ý định mượn chiếc khăn mặt, nhưng chú đười ươi này không cho mượn nữa cơ.

Sau khi xem xong clip, có người còn nói vui là: “Đoạn clip ngắn này chân thật hơn phim “Planet of the Apes” (Sự nổi dậy của loài khỉ) rất nhiều.”
Đầu tiên là nhúng nước để làm ướt khăn mặt nè.


Vắt bớt nước nhé.


Rồi lau mặt như người vậy.


Không cho mượn khăn mặt đâu.


                                                                                                                  Theo Kenh14.vn

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam

TP - Đã hơn một thập niên được phát hiện tại vùng ngập mặn ven đầm phá tỉnh TT- Huế, cây này kéo theo sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu, đề án, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Nhưng nó vẫn là một dấu hỏi.



Cóc hồng duy nhất Việt Nam từng bị nhầm tưởng là do cóc đỏ biến đổi thành
Cóc hồng duy nhất Việt Nam từng bị nhầm tưởng là do cóc đỏ biến đổi thành .
Đi tìm cây “độc”
Hôm đó đang cuộc chuyện vu vơ về cá tôm cây cỏ vùng rừng ngập mặn, anh bạn quản lý môi trường huyện Phú Vang bỗng vỗ tay đánh rộp như sực nhớ điều gì. Câu chuyện chợt rẽ ngang sang cái cây ngập mặn rất đặc biệt sống ven đầm phá tỉnh TT- Huế. Nó được cho là cá thể có một không hai ở Việt Nam, thậm chí toàn bán đảo Đông Dương. Cạnh nó còn có một cây cùng họ, chỉ khác về màu hoa, từ lâu được liệt vào danh sách quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. Nghe ra cũng lấy làm vinh dự cho tỉnh nhà TT- Huế, nơi không có nhiều những cánh rừng ngập mặn ngút ngát như các tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc. “Nghe nói chúng là cây hiếm, cây nằm trong Sách đỏ. Nhiều sinh viên, giảng viên ở thành phố từng về nghiên cứu làm luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về nó”. Anh bạn cũng chỉ biết vậy.
Mùa hè năm Mão chỉ còn những ngày cuối, trời vẫn oi làm trễ giấc đêm. Giữa khuya khoắt bức nực, điện thoại réo. Đầu dây kia là người quen từ vùng Tân Mỹ (Phú Vang): “Cái cây chú nhờ anh dò tìm hồi trước chừ đã có manh mối. Nó ở trong khuôn viên Tam Giang Resort, hèn chi khó tìm. Là vẹt hoa đỏ”. Anh bạn cũng không quên chua thêm: Phải mau thu xếp về ngắm hoa chụp hình vì hình như cây nở hoa vào độ cuối hè đầu thu. Sáng ra tôi chưng hửng khi hỏi một số nơi không ai biết cây này là gì. Có người khẳng định không có cây trong sách đỏ sách hồng nào tên như vậy. Tân Mỹ cách Huế chừng hơn 10 cây số, tôi sốt ruột phóng xe về ngay trong sáng.
Nom bộ dạng đường đột không vẻ gì là khách du lịch, nhân viên bảo vệ khu resort chặn tôi ngay từ cổng. Hỏi về cây quý, anh ta ngần ngừ xác nhận. Nó không phải vẹt hoa đỏ mà là cây cóc đỏ và cóc hồng. Muốn xem phải được giám đốc đồng ý. Sau cuộc điện chớp nhoáng, yêu cầu được chấp thuận. Có vẻ là cây quý thật. Bởi dẫn khách đi xem cây mà có đến mấy anh bảo vệ luôn kè áp bên cạnh, như thể họ đưa tôi vào một nơi cất giấu kho báu. Hai cái cây lạ kia rồi, ngay bên mép nước sình lầy, hình thế uốn éo rất đặc biệt nổi bật giữa ngàn cây tự nhiên suôn đuột. Chúng tựa bon-sai được tạo thế quần thụ gió lùa ôm lên những giả sơn đắp nổi mấp mô giữa cái ao nông quanh co loằng ngoằng.
Trừ ra hai cái tên, thông tin về chúng vẫn rất mông lung. “Tui làm ở đây hơn 5 năm rồi. Năm nào cũng có người về nghiên cứu hai cái cây. Họ canh đúng thời điểm hạt rụng nhặt về gieo ươm, rồi chiết cành, dâm nhánh nhưng tất cả cây con sau đó chết hết, không biết vì sao? Nghe nói đây là hai cây kiểng ngập mặn quý hiếm có từ thời ông Ngô Đình Cẩn (em trai của Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa) về lập khu nghỉ mát”, anh bảo vệ tên Hạnh bất ngờ kể sau một hồi khách lạ ngó nghiêng chụp hình ngắm hoa.



Hình thế quần thụ, bạt phong lạ lùng của hai cây cóc ngập mặn ở TT- Huế được cho là bon-sai có từ thời ông Ngô Đình Cẩn	Ảnh: Ngọc Văn
Hình thế quần thụ, bạt phong lạ lùng của hai cây cóc ngập mặn ở TT- Huế được cho là bon-sai có từ thời ông Ngô Đình Cẩn Ảnh: Ngọc Văn.
Cây cóc của ông Ngô Đình Cẩn?
Cuối cùng tôi cũng tìm được người mình cần tìm, nữ tiến sĩ chuyên ngành Sinh thái học, nguyên giảng viên khoa Sinh - Đại học Sư phạm Huế, người có hàng chục năm nghiên cứu rừng ngập mặn. Những cây hiếm như cóc đỏ, cóc hồng cũng không ngoại lệ. Cả hai cây cùng lúc được giảng viên này phát hiện trong một lần thực địa làm luận án tiến sĩ tại rừng ngập mặn Tân Mỹ.
Đó là năm 1998, TS Lê Thị Trễ còn nhớ như in. Ban đầu, có nhiều ý kiến cho rằng nó chỉ là cây cóc đỏ (tên khoa học Lumnitzera littorea) biến đổi màu hoa sang hồng. Trong danh mục cây rừng ngập mặn tại Việt Nam thời điểm đó cũng không có loài cóc hồng nào như thế mà chỉ có cóc đỏ. Về loài cóc đỏ ở Việt Nam, vùng Tân Mỹ hiện có hai cây, nó còn được ghi nhận tại Cam Ranh, Vũng Tàu, Hà Tiên, Côn Đảo... Trong Sách đỏ Việt Nam có tên loài cóc đỏ và hiện được xếp vào tình trạng “sẽ nguy cấp”.
Cóc hồng tại Việt Nam chỉ có một cây. Đây là một loài độc lập có tên khoa học là Lumnitzera rosea chứ không do bị biến đổi như người ta nhầm tưởng, TS Trễ cho biết. Để minh chứng, nữ tiến sĩ trưng ra nhiều tài liệu, báo cáo, công trình khoa học gồm cả tiếng ta lẫn tiếng tây. Ngoài ra, còn có 3 nghiên cứu khoa học, 3 khóa luận tốt nghiệp đại học, 1 luận văn thạc sĩ cùng lấy đề tài cây cóc hồng Tân Mỹ để nghiên cứu, 1 đề tài luận án tiến sĩ cũng liên quan. Tôi để ý trên bàn tiếp khách có một tài liệu nước ngoài của nhà khoa học P.B.Tomlinson (Mỹ) ghi nhận cây cóc hồng được phát hiện lần đầu tại đảo Hinchinbrook thuộc Queensland, Australia. Như vậy, thế giới đã từng có người nghiên cứu về loài này. Tomlinson cho rằng đây là dạng trung gian (lai) giữa loài cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cóc trắng (Lumnitzera racemosa), nhưng vẫn thuộc nhóm cây ngập mặn chính thức (true mangroves).



Tiến sĩ Lê Thị Trễ, người đầu tiên phát hiện cây cóc hồng duy nhất Việt Nam 	Ảnh: Ngọc Văn
Tiến sĩ Lê Thị Trễ, người đầu tiên phát hiện cây cóc hồng duy nhất Việt Nam Ảnh: Ngọc Văn.
Theo TS Trễ, cóc hồng chỉ có tại vài quốc gia, lãnh thổ thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Australia, Indonesia, Philippines, New Caledonia, tài liệu quốc tế trước đây không đề cập Việt Nam. Một thông tin thú vị được TS Trễ dẫn từ nghiên cứu của C. Norman Duke (chuyên gia rừng ngập mặn người Úc): Cóc hồng chỉ hiện diện ở khu vực có hai loài cóc đỏ và cóc trắng, tuy nhiên không phải khu vực nào trên thế giới khi có mặt hai loài trên thì luôn kèm theo cóc hồng. Nhận xét đó phù hợp với thực tế cây cóc hồng ở Việt Nam, chỉ với một cá thể nhất biệt, dù có hai loài bố mẹ bên cạnh.
TS Trễ cho rằng cóc hồng là loài quý hiếm xét trên phương diện khoa học, nghiên cứu di truyền học, cần đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng do khả năng tái sinh tự nhiên thấp, cần có nhiều công trình nghiên cứu nhân giống bảo tồn. “Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam có thể là loài nhập nội. Có thể ông Ngô Đình Cẩn từng dùng nó chơi bon-sai. Với vai vế lúc đó, không khó để ông Cẩn sưu tầm những loài cây cảnh lạ và độc đáo như vậy”, TS Trễ nhận xét.
Chợt nhớ lần trò chuyện với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (Huế), người có nhiều năm nghiên cứu về gia đình họ Ngô. Được biết, “cậu Cẩn” có thú chơi chim, cá, gà, trăn đến cưỡi bò, sưu tầm cây quý… Đã chơi là phải thứ “độc”, chỉ có một mà không có hai. Hỏi chuyện cóc hồng, ông Thu cho rằng nếu “cậu Cẩn” sưu tầm cái bon sai khác thường kia để chơi thì điều đó không có gì lạ, đặc biệt vào lúc ông đang có đầy quyền uy như một lãnh chúa và luôn có nhiều kẻ xu nịnh, cơ hội, hãnh tiến vây quanh.
Qua bao biến cố thời cuộc, cây cóc hồng tồn tại cho đến giờ cũng có lắm điều lạ lùng. Một dạo xảy ra việc chuyển đổi chủ sở hữu khu du lịch ở Tân Mỹ (sau này là Abalone rồi Tam Giang Resort). Đám bảo vệ cũ lúc giao thời nảy ý đồ bứng hai cây cóc đem bán vì nghe đồn là cực quý. Cuối cùng, họ vẫn không sao thực hiện được dù chẳng bị ai ngăn cản. Trước đó, TS Trễ cũng từng can ngăn một ông chủ có ý định phá bỏ hai cây hiếm để cải tạo lại khuôn viên. Lần khác về Tân Mỹ, tình cờ gặp ông chủ mới vừa đến tiếp quản khu du lịch và có kế hoạch lấp cống dẫn thủy triều cung cấp nước mặn, ô-xy cho khoảnh rừng có hai cây cóc hiếm. Thiếu ô-xy cây sẽ chết. Tiếp nhận thông tin từ nữ tiến sĩ, vị tân giám đốc lập tức yêu cầu dừng lấp cống, cho tôn tạo khu vực có hai bon-sai ngập mặn, chỉ đạo bảo vệ nghiêm ngặt. Có thời lo lắng cho cây, Giáo sư Phan Nguyên Hồng- thầy của tiến sĩ Trễ - từng hỗ trợ tiền túi để bà mua đứt cây cóc hồng di đi nơi khác phục vụ nghiên cứu. Khó khăn về quản lý chăm sóc và sợ nhất là cây chết sau khi bị bứng đi, tiến sĩ Trễ ngưng ý định trên.
Rồi một ý tưởng mới hình thành trong tâm huyết nữ tiến sĩ mê rừng ngập mặn: “Giờ thì yên tâm, khi các cây cóc quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu Tam Giang Resort. Tỉnh đang triển khai đề án bảo tồn rừng ngập mặn, tôi chỉ mong đề án trích một phần kinh phí kết hợp đầu tư từ doanh nghiệp để sớm nghiên cứu xây dựng tại Tân Mỹ một khu bảo tồn rừng ngập mặn với đa dạng các loài trên thế giới chứ không riêng các cây cóc. Làm vậy sẽ tốt cho cả doanh nghiệp lẫn địa phương trong bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị rừng ngập mặn, thu hút khách du lịch”.


Ông Ngô Đình Cẩn thường có những thú chơi lạ như chơi gà, trăn, cưỡi bò và cả sưu tầm cây quý. Nếu ông Cẩn có sưu tầm cây cóc hồng để chơi, thì không có gì lạ, vì quanh ông có nhiều kẻ xu nịnh, cơ hội, hãnh tiến.
Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu
Tam Giang - Huế tháng 8-2011
Ngọc Văn
(Theo www.tienphong.vn)

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người








Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải. 




Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.


Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn”. 
Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:
1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.


Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.


Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.
3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.


Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.
5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
14. Dạ lan: tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...
22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Theo VnExpress
(Khoahoc.com.vn)

Kim quýt mi ni thác đổ







Thêm 1 ngày, chín thêm nhiều quả. Hái quả, sửa cành








Ảnh 05/2012