Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Mai Hoa – Tân Mẹo



Năm nào cũng vậy, cứ sau ba ngày Tết, khi cây mai vàng đọt xanh trồng trước nhà bước vào giai đoạn hoa vàng rực rỡ, cũng là lúc lũ ong mật từng bầy kéo về thi nhau hút nhuỵ. Ngắm nhìn bầy ong cần mẫn và khẩn trương làm việc trên nền trời xanh trong cùng với dấu ấn mai vàng, và một mùi hương mai ngào ngạt, ngây ngất, lòng tôi lại lâng lâng kỳ lạ. Cảm giác như thời gian và đất trời đang vụt bay trước mặt. Chạnh lòng nghĩ đến cuộc sống, con người… Sao thấy mình vô cùng nhỏ bé.

Và năm nào cũng vậy, cứ đến độ này là tôi tranh thủ lấy máy ảnh để “săn” vài tấm ảnh ghi lại cái khoảnh khắc kỳ diệu này. Và có lẽ đắc nhất vẫn là hình cận cảnh những chú ong đang cần mẫn bên những cánh mai vàng…

“Năm nay tốt trời, mai nỡ sum suê”... (lời trong một bài văn mẫu của thầy Hứa Đình Tuấn - thầy dạy học tôi hồi lớp 4, lớp 5, khi miêu tả một chậu mai vàng) - là điều kiện tốt nhất để tôi lựa chọn được những khuôn hình đẹp theo ý mình. Trong số rất nhiều tấm ảnh chụp được, tôi vừa lòng nhất tấm ảnh này. Nếu gọi đây là “tác phẩm” thì quả thật tôi chưa tìm được cái tên nào cho phù hợp với bức hình. Nhưng thôi, hãy cứ xem đây là tấm hình đẹp vậy. Nhưng tôi vẫn muốn nó có được một cái tên vừa vặn…

Lê Thạnh 






Cây mai trước nhà 

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Tổng hợp nghiên cứu về mai vàng

Tổng hợp nghiên cứu về mai vàng

Pháp lam cổ - Kỷ vật gia đình!

Đây là Kỷ vật gia đình, chỉ xin giới thiệu để giao lưu cùng các bạn mà thôi.Các bạn nào có chuyên môn về loại này xin vui lòng xem và có ý kiến nhận xét. Đây là cái choé của người thân tôi để lại. Nay ông đã mất, các thành viên trong gia đình không ai nhớ món đồ này có từ bao giờ, chỉ nhớ rằng ngày xưa (Khoảng những năm 1950-1960) ông từng qua Nhật hay Trung Quốc gì đó, thấy đẹp ông đã mua mang về nước làm kỷ niệm.
Vật này có đường kính đáy khoảng 15cm, miệng khoảng 25 cm, cao 30cm. Cấu tạo bằng cốt kim loại được cẩn những sợi chỉ kim loại có màu khác, rất nhỏ. Tạo thành những hoa văn rất tinh tế.
Bên trong nhẵn, với nước sơn màu xanh. Thân choé đã bị thủng 1 lỗ bằng cỡ đồng tiên xu. Đó là do ngày xưa, thời chiến tranh, chiếc choé đặt ở quê đã bị 1 viên đạn lạc, không rõ là bên nào bắn.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn!










Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin

Công ty kim hoàn Philippe Tourna đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi tạo ra những công trình kiến túc nổi tiếng như nước Pháp, New York... trên sản phẩm của mình.
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Thành phố tình yêu Venice của Italy
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Paris hoa lệ
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
New York sầm uất
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Moscow, Nga
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Florence
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Dubai
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Những chiếc nhẫn vàng, bạc đẹp khó tin
Trung Quốc
THU TRANG
Theo Mastimal/Bưu Điện Việt Nam (Zing.vn)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

7 hòn đá kỳ cục nhất của tự nhiên

Nằm giữa biển Futami thuộc thị trấn Mie, Nhật Bản, hòn đá “Meoto Iwa” - theo cách gọi của dân địa phương - tượng trưng cho tình cảm gắn bó keo sơn của vợ chồng: hòn nhỏ là thiếp, hòn lớn là lang quân.

1. Đá vợ chồng 

Nối giữa hai hòn đá là chiếc cầu Shimenawa được làm bằng dây thừng bện chặt. Mặc dù có trọng lượng trên… một tấn nhưng mỗi năm người dân đảo bắc cầu đến vài lần trong các mùa lễ hội, sau đó lại cất đi.

Thời điểm ngắm “Đá vợ chồng” đẹp nhất là vào lúc bình minh của mùa hè, khi mặt trời dần nhô lên giữa hai tảng đá. Từ đây cũng có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ mờ ảo phía xa xa.
 
2. Hòn Kjeragbolten


Là một hòn đá nhẵn thín nằm kẹt giữa khe nứt của hai ngọn núi trên dãy Kjerag ở Na Uy, Kjeragbolten có nghĩa là “cái then” của Kjerag. Du khách đến đây thường bạo gan đứng trên hòn đá chênh vênh, tuy nhiên chưa ai đủ can đảm vừa đứng vừa cúi mặt xuống vực sâu thăm thẳm phía dưới - 1.000 mét trước khi chạm sông băng Lysefjorden.
 
3. Đá thờ


Không hiểu bằng cách nào, khối đá nặng 200 tấn có hình dáng hao hao chiếc… hambuger này có thể đứng chênh vênh trên hòn đá bé tí xíu nằm bên dưới. Cũng chính vì thế mà nó trở thành điểm tham quan hút khách nhất ở bắc Yorshire, Anh.
 
4. Chùa đá Kyaiktiyo


Theo tín ngưỡng của dân địa phương, sở dĩ tảng đá mòn này có thể bất chấp trọng lực trái đất là bởi nó đã được chính tay hai vị thần Miến Điện “đính” vào mỏm núi Kyaiktiyo từ 2.500 năm trước.

Đường lên tới hòn đá dát vàng khá gian nan: sau quãng đường đất dài 3 km khách tham quan phải tự trèo lên một đoạn dốc đứng dài… 16 km nữa. Và một điều đặc biệt cấm kỵ: phụ nữ không được phép chạm tay hay tới gần ngôi chùa trên nóc tảng đá, mà theo đồn đại, là nơi cất giữ sợi tóc của Đức Phật nghìn năm.
 
5. Hòn nấm


Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1914, hình dáng của hòn đá đặc biệt này đã được vinh dự đặt làm tên cho Công viên bang Kansas - Công viên đá nấm. Tạo hóa “vô tình”, càng ngày hòn đá càng bị xói mòn giống cây nấm.
 
6. Rockall


Là hòn đá bỏ hoang giữa biển bắc Đại tây dương, Rockall là hòn đá gây nhiều tranh cãi nhất ở nước Anh xung quanh vấn đề chủ sở hữu. Cho đến thời điểm hiện tại nghe đâu vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
 
7. Piedra del peñol

Ngay chính tác giả bài viết này cũng không thể nói gì hơn về tảng đá vô danh. Chỉ biết rằng, tất cả những gì chúng ta phải làm là trèo lên đỉnh hòn, ghé mắt vào cái khe hẹp bên trong để có thể chiêm ngưỡng điều kỳ thú.
 
Theo Deputy Dog/ Dân trí

Những hòn đá đẹp nhất Trung Quốc

Tổ chức Nghệ thuật và văn hóa dân gian Trung Quốc hiện đang trưng bày bộ sưu tập đá thiên nhiên do chính họ sư tầm tại một phòng triển lãm ở Bắc Kinh. Đây là 3 trong số 10 hòn đá đẹp nhất Trung Quốc.


Xinhua.net (Theo DanTri)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Bí quyết nhà vườn: Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ - Bài gốc của chính tác giả.


           Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp. 

Để làm được điều đó, xin mách bạn kỹ thuật chiết cả cây sau đây. Đây là kỹ thuật đơn giản, đã được nhóm nghệ nhân Cổ mai hoa Đại Lộc thực hiện thành công và đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp.
 Ảnh 1: Cây lớn có chi cành quá cao, cần chiết.

Trước hết bạn khoanh, cắt 2 đường cắt song song, cách nhau khoảng 10 cm. Lột bỏ hết võ, sau đó cạo sạch lớp võ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ nhưng nhớ phải thật nhẹ tay, không để phạm vào phần gỗ. Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt, lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc võ (khoảng 2 cm) là lúc bạn bắt đầu bó chiết.


Ảnh 2: Khoanh, cắt 2 đường song song cách nhau khoảng 10 cm

Chất liệu để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm: Xơ dừa mục, tóc vụn, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau. Tốt hơn hết, hỗn hợp này phải được nhào trộn và ũ kỹ trong vài tháng. 
Dùng thuốc kích thích ra rễ (loại thông dụng có bán trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hoá vào quanh vết cắt bằng bao ny lon dày, nhiều lớp. Che nắng cho chỗ chiết.



Ảnh 3: Phần gốc sau khi chiết, được cấy ghép chi cành mới.

Khoảng 5-6 tháng sau, khi bộ rễ mới phát triển nhiều, dày, già là lúc ta có thể dùng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc. Phần dưới được xử lý như một cây mới: cấy ghép hoặc chờ cho tái sinh thân cành mới. Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn sẽ có 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành đẹp được giữ lại và bộ rễ hoàn toàn mới. Một cây từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo chi tàn mới.
Chúc các bạn thành công!

Ảnh 4: Cây chiết từ phần ngọn sau quá trình chăm nuôi trở thành một sản phẩm mới.

 Lê Thạnh (Dailoc - Comaihoa)
(Bài viết đã được rất nhiều trang web cây cảnh trích đăng)


Ngọn sau khi được tách khỏi cây chủ

Phần gốc sau khi được lấy đi cây ngọn

Phần ngọn đang được hoàn thiện để trở thành một cây đẹp

Một phần gốc còn lại 

Xem thêm: Cây lộc vừng đẹp nhất Việt Nam



Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Hoàng mai và bản sắc văn hoá Huế





Hoàng mai. Vì sao người Huế cực kỳ quý trọng thứ hoa này ? Từ quan quyền, vương giả tới trí thức văn gia...Còn hơn thế, kẻ vách đất nhà tranh, chân lấm tay bùn đến hạng cùng đinh trong xã hội. Từ thị tứ phồn hoa đến thôn trang heo hút. Những gì mà loài hoa kia được ngợi ca hết lời, được "đê thủ" như lời thơ Cao Bá Quát chẳng hạn, chỉ lưu hành trong giới chữ nghĩa lúc trà dư tửu hậu.





Rất nhiều tụng ngữ ca ngôn khác được người Trung Hoa điểm xuyết. Chúng đã đi vào điển tích và nghệ thuật không biết đích xác tự bao giờ. Giá trị ấy quả thực không thể nào phủ nhận. Thế nhưng lắm lúc ta tự hỏi "Cha ông ta đã để lại gì ? Hay một mực - theo quán tính vô tình - chỉ tập trung quảng bá nền văn hoá Trung Hoa" ? Vâng, hỏi cũng tức để trả lời...
"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân". Hành trang cùng câu "thoại đầu" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ phương bắc tổ tiên người Thuận Hóa lên đường nam tiến. Mở ra cuộc di dân lập nghiệp vĩ đại mang tính chiến lược trong lịch sử. Khi dừng lại, đối diện miền đất hoang vu cũng là lúc họ bắt đầu cuộc chiêm nghiệm mới với thời gian. Và, vì thế...
Người Huế - truyền thống - còn yêu mai theo một tâm thế khác, riêng mình. Nó thể hiện sâu xa bản sắc, tiềm thức Huế.

Giá trị trước nhất là giá trị thời gian. Mai già rêu phong trong nhà vườn lớn lên từ thế hệ ông, cha còn lưu lại. Lão mai - những thân hoàng mai sần sùi rêu trổ - Chúng đã ấn chứng sức sống mãnh liệt qua quá nhiều năm tháng đầy bão lụt nắng mưa. Sự ấn chứng mãnh liệt từ một vùng đất của quê hương mà thoạt kỳ thuỷ được lịch sử đặt tên "Ô châu ác địa". . .
Nơi rừng xanh nước độc, từng lưu đày tội nhân và là chỗ để những người lính thú bất hạnh nhất, không thế không thân trấn ngự. Ngoài nanh vuốt của cọp báo sài lang, chỉ còn có đói rách cơ hàn, xiềng xích và mũi giáo. Là nơi nhìn mặt nhau của những con người trong lầm than tuyệt vọng. Xứ miền cách xa nhất với "ánh mặt trời" công bằng và nhân đạo. Đấy chính là thứ "vốn liếng" đầy nghiệt ngã hoàn toàn không đến từ ngoại bang thôn tính. Vận nước. Là lịch sử tự chuyển mình. Một nhu cầu tất yếu để vượt qua những gì đã không còn thích ứng.
Vâng, đây cũng chính là nơi tổ tiên người Huế phải đến để tận lực chứng minh cho "thoại đầu" Nguyễn Bỉnh Khiêm là bất tử. "Vạn đại dung thân". Một sứ mạng lịch sử được mở ra từ đó.
Từ Hoành Sơn trở vào - khi ấy - chỉ riêng hai châu Ô, Lý còn trong cõi ma thiêng hoang dã. Tổ tiên người Huế đã vượt qua tất cả - kỳ diệu hơn thế - còn biến nơi đây thành miền đất hứa sau nầy. Phú Xuân, kinh đô của một thời cõi Việt !
Nếu có một hôn quân Mạc Đăng Dung tự trói mình, tới Ải Nam Quan quỳ nạp sổ đinh điền cho quân Tàu duyệt lãm. Một hôn quân Lê Chiêu Thống rướt voi về giày mã tổ, quê cha...Cho dù sự thất thoát lãnh thổ ấy nhiều ít vẫn đã phải muôn năm ô danh trong sử Việt. Bên cạnh đó, dân tộc ta vẫn còn có những trang sử vàng làm thịnh vượng quê hương. Ngược lại những mất mát kia là dấu ấn của mở mang và khai hoá cõi bờ. Trong đó, hẳn phải vinh danh cho tổ tiên người Huế, những kẻ đã dự phần tiên phong đi từng bước thần kỳ bằng "chiếc hia bảy dặm"...


Hoàng mai Huế là minh chứng hùng hồn về nội lực vượt gian khó để tồn tại giữa thời gian. Là "bằng cớ giữa đất trời". Sự đóngdấu của thời gian qua "triện vàng năm cánh". Người Huế yêu Hoàng mai vì ở đấy bao hàm niềm hãnh diện sâu xa như một phần danh dự thiêng liêng nói lên sức sống dòng tộc. Nó tự nhiên mà trở thành gia bảo truyền đời...
Lão mai đứng đó, nhắc nhủ và động viên trong lặng lẽ bốn mùa. Người xưa trồng cây rồi khuất đi theo thời gian mà gốc mai già ở lại. Tình cảm ấy khiến biết bao người Huế bùi ngùi. Cho mai để tang, là họ đã mặc nhiên coi hoa như thân thuộc, gia đình.
Mai đã trở thành một phần nhân cách Huế. Vì thế, mai không phụ thuộc riêng cá nhân, giai cấp nào. Mai thuộc về chung nhất đã từ lâu ngay trong tiềm thức Huế...Điều ấy đẹp, xúc cảm vô cùng nhưng không cần giai thoại, điển tích hoặc một dòng thơ nào minh chứng cả. Người Huế - truyền thống - yêu quý Hoàng mai như yêu quý chính tiềm thức nội tâm. Họ lặng lẽ chiêm nghiệm trong suốt cả cuộc đời. Và, đời này qua đời khác...
Hoàng mai khác hay không khác ? Một thứ "Đạo" như người Nhật vẫn thường hay tôn vinh từng cái đẹp trong văn hóa xứ Anh đào của họ. Trà đạo, Kiếm đạo, Cung đạo...Người Huế lặng lẽ, chỉ mĩm cười trước một gốc lão mai để thấy gần với Lão Tử hơn trong câu Đạo Đức kinh còn đó. "Đạo khả đạo viết phi thường đạo. Danh khả danh viết phi thường danh". Đạo tự nó đã là thường hằng, vĩnh cửu. Khi cố đem định nghĩa, đặt tên theo tư tưởng mỗi cái tôi hạn chế của con người. Đạo, sẽ không còn là đạo của thườnghằng vĩnh cửu. Vì thế, đạo cũng là lặng im mà cảm nhận. Qua Hoàng mai ta bắt gặp ở sự lặng im kia còn một nét phảng phất tựa tư tưởng Lão Trang từ ngay trong tiềm thức Huế.
Vì vậy, có thể nói ở Huế tồn tại một thứ "Mai đạo" tinh tế, tự nhiên đã vượt ra khỏi kiềm tỏa của hình thức và danh tướng. Nó lặng lẽ tồn tại mãi cho đến ngày nay không cần ai tuyên xưng hay phát kiến ! Sức sống, nội lực Huế vì thế luôn tiềm ẩn và mang sức bật của những chiếc lò xo lặng im, chịu nén. Nội lực ấy lịch sữ cũng đã bao lần ghi nhận...
Giá trị tiếp theo là gía trị nói lên tư duy và chiêm nghiệm. Chưa cây cảnh nào được chú tâm uốn nắn, tài bồi nhiều và lâu dài như Hoàng mai ở Huế. Giá trị ấy xuyên qua nhiều thế hệ để tự nó mang dấu ấn của thị tộc, của gia đường hương hỏa. Hoa nở sớm hay muộn, sưa hay dày hoặc có khi mất mùa...Tất cả đều là mối suy tư cho những người chơi mai Huế. Sự chiêm nghiệm từ mỗi một nhánh cành cho tới cánh hoa, sắc thắm - qua đã nhiều đời tích lũy, khẩu truyền - sẽ lặng lẽ đem đến thông tin về hưng vong, suy thịnh cho mỗi một gia đình...
Người Huế coi mai là bạnđường để chia sẻ buồn vui... Hoàng mai Huế có thứ "tiếng nói" riêng. Thứ tiếng chỉ ở trên đất Huế, cho những ai còn trong tiềm thức Huế. Nơi đây,những cây mai theo thế cổ truyền là "Lão hạc Linh mai"(*) đã không còn nhiều. Nay lại càng cực kỳ quý hiếm.
Chúng đang trên bờ hủy diệt vì hai lý lẽ. Thế lực đồng tiền. Lý do đáng nói hơn, sẽ không còn là linh mai do cưa cắt, tái chế và - nhất là - do chuyển dịch, đào bới gốc rễ đem ra khỏi hiện trường nguyên thủy.

Vâng, ngày càng thêm nhiều kẻ "chơi mai". Song phần lớn sự bán mua, định giá theo tiền bạc đã khiến suy biến đi rất nhiều ý nghĩa - chơi mai - đích thực. Người chơi mai Huế tận tụy - có thể rất nghèo hoặc lắm lúc túng quẩn - không bao giờ bán, mua hay định giá mai theo tiền bạc. Họ rất ít nói về mai của mình, không như những "lái mai" hoặc chuyên gia trồng mai bỏ chợ...
Với người Huế - truyền thống - khi đã "tiết lộ thiên cơ" linh mai sẽ chẳng còn xác đáng để chiêm nghiệm với thời gian. Mai "liễm thần" mất linh khí, chỉ còn như những gốc mai già cố hữu...
Giá trị mai Huế mang tính gia đình và truyền thống. Là giá trị ở không gian muôn thuở mà nó lớn lên và tồn tại. Linh mai không thể rời chốn cũ, vườn xưa...
Mai có còn "vượng khí" hay đã bị "liễm thần" ? Những bí truyền về mai Huế vẫn còn đây, song có ai lưu tâm học hỏi tìm tòi để có thể lưu giữ phần tinh hoa của cha ông đang ngày càng trở nên thương mại hóa ? Đối với bản thân lão mai Huế, sự tiếp thị văn hóa rầm rộ hôm nay chưa hẳn đã nói lên thời hoàng kim của nó.
Lưu giữ "Lão hạc Linh mai" phải chăng là lưu giữ được nguyên bản một phần tiềm thức Huế ?
Giá trị thứ ba đơn giản hơn, thể hiện bình dân và dân tộc tính ở ngay trong cách "định nghĩa Mai" của người Huế truyền thống. Với họ, sự rườm rà của chữ nghĩa, điển tích thơ văn đã không còn đặt nặng. Họ thoát hẳn khỏi sự ràng buộc của tính hàn lâm, bác học thường mang khí sắc Trung Hoa...Để thật bất ngờ và hết sức gần gũi, họ chỉ mĩm cười nói ngắn theo cảm xúc kết tinh :
"Mai, không phải mai-một. Mà là Mai, có-một-ngày-mai..." Vâng, câu nói vui, tưởng chừng như lấy có trong bàn xuân rượu Tết ấy, ngẫm ra thật vô cùng ý nghĩa. Đấy là hy vọng của ngày mai, là tương lai và sự sống chan hòa...
Một "định nghĩa" đầy tóm thu, tích cực và yêu đời song vẫn không hề rời xa thời gian và chiêm nghiệm. Chính trong câu nói ấy đã ẩn giấu cách chơi mai hết sức đặc thù, chuyên biệt của người Huế. Mai vốn là người bạn tín nghĩa giúp trả lời các câu hỏi của thời gian...
Nhờ đấy, một phần hạnh phúc của người Huế được thể hiện bằng an tâm và hy vọng. Đứng trước một cành mai Huế, là người ta đã chúc tụng nhau những gì tốt lành nhất mà khỏi cần lên tiếng. "Sức sống đầy nội lực" tiềm tàng trong một gốc "Lão hạc Linh mai" qua nhiều đời, quý hơn nhiều so với muôn ngàn lời chúc tụng của con người chưa đủ tuổi trăm năm.
Hãy đứng trước sân một ngôi nhà vườn xứ Huế, bên cội mai già để tĩnh tâm nhận được lời chúc xuân đặc biệt nhất.


(Hue.vnn.vn)

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

12 con giáp gốc Việt




Xưa nay như người ta vẫn lầm lẫn lần tương rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ- nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
Ngôn ngữ là “lá bùa” tổ tiên để lại
Theo văn hóa Phương Đông, lịch được xác lập theo chu kỳ thay đổi đều đặn của Mặt trăng . Do đó 12 con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong một giáp - đó là những nền tảng quan trọng để tính lịch và là dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người theo cung Hoàng Đạo.
Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp. Chính điều này đã đốc thúc nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông cố công đi tìm cho bằng được những bí ẩn ngôn ngữ của tổ tiên mà theo ông đó là những “lá bùa” con cháu cần tìm lời giải.
Ông Thông cho biết, ông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa. Vào những ngày cuối năm con trâu, tại Viện Việt học ở thành phố Westminster (Califomia, Mỹ) ông đã có một buổi thuyết trình những khám phá thú vị của mình với chủ đề “Vết tích của tiếng Việt cổ trong tiếng Hán”.
Tìm hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/ Tử, Sửu, Dần, Mão/ Mẹo, Thìn/ thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/ Vị, Thân/ khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, tôi đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy” - ông Thông nói.
Theo ông Thông thì tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, mào, chén, sì, wè, wèi shèn, yòu, xù, hài … hoàn toàn không liên hệ đến cách ghi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vị thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.
Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu ông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi Thỏ. “Người Trung Quốc dùng thỏ thay cho mèo (biểu tượng của chi Mão/mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ mèo. Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/ báo... Vì thế mà mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn” - ông Thông lý giải.
Thời tiền Hán, tiếng Việt không có nhiều thanh điệu như bây giờ, nên sự khác biệt về thanh điệu không có gì lạ. Trong khẩu ngữ người Việt có cách dùng “chờ một tý” hay “chờ một chút”, “đưa chút tiền”, “đưa tý tiền”... vào thời tiền Hán, các câu trên đọc như giọng Huế (ít thanh điệu hơn so với giọng Hà Nội) thì thấy chút hay chụt /chuột chính là các cách đọc của Tý sau này.
Vì sao Việt Nam không giữ được “thương hiệu”?
Thực tế, đã từng có nhiều công trình của nhiều tác giả cố gắng chứng minh văn hóa Trung Quốc có xuất phát từ văn hóa Việt Nam như tác giả Lê Mạnh Thát qua cuốn “Lịch sử âm nhạc Việt nam từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Lý Nam Đế” hay tác giả Nguyễn Thiếu Dũng với cuốn “Nguồn gốc Kinh Dịch”... Hầu hết các cuốn sách này đều cho thấy chiều vay mượn văn hóa là từ phương Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống Nam (cũng như các nước chung quanh) vào các đời Hán, Đường lúc văn hoá Trung Quốc cực thịnh. Tuy nhiên không tác giả nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và rất ít dùng, cấu trúc của chữ Hán, Hán cô cùng các biến âm trong cách lý giải.
Theo ông Thông, ngoài hai chi Tý/ Tử/ chuột, Mão/ Mẹo/mèo là dễ nhận thấy nhất thì những chi còn lại khi so sánh trong tương quan ngữ âm, ngữ nghĩa cũng đều cho ra những kết quả khá bất ngờ.
Ví dụ với trường hợp của Thân là chi thứ 9 trong bản đồ Hoàng Đạo. Nếu xem cách viết chữ Thân bằng bộ điền với nét giữa dài hơn với cách viết chữ Khôn (một căn bản của Kinh Dịch có từ thời Thượng cổ) thì ta thấy bộ thổ hợp vài chữ Thân hài thanh. Đây là liên hệ trực tiếp giữa Thân và Khôn, tuy nhiên tiếng Việt cổ có chữ khôn là con khỉ (người Huế hay người xứ Nghệ hiện nay một số chỗ vẫn còn những câu cửa miệng “tuồng mặt cọp khọn” để ám chỉ những người vô tích sự, chẳng làm chẳng nên trò trống gì). Thành ra, Thân chính là khỉ, tiếng Việt cổ dù biến âm th-kh rất hiếm gặp trong tiếng Việt ngày nay nhưng nó vẫn còn dấu tích của những từ cặp đôi như thân- cận- gần, thận- cẩn (thận trọng, cẩn trọng).

Tương tự với trường hợp của con Rồng. Xưa nay nhiều người vẫn cho rằng rồng là một con vật tiêu biểu cho vương quyền của phương Bắc và sau đó nó được chọn làm một trong 12 con vật có mặt trong 12 con giáp của cung Hoàng Đạo. Nhưng ít ai biết được rằng rồng thực sự là con vật chủ của người Việt cổ và ngày xưa người Việt đã có những từ ngữ riêng để nói đến rồng hay thìn. Thìn/Thần dấu tích còn lại trong giọng Bắc Kinh hiện nay chỉ còn chén - âm này có thể tương ứng với các âm trần, trầm, thần của Hán Việt. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì nếu phục hồi âm cổ của Thìn/ Thần là tlan (Tiếng Việt cổ - âm r chuyển thành l) và trăn, lươn (âm ts- mất đi), rắn, trình (loài cá giống con lươn), rồng/1ong (nguyên âm o thay cho a như nôm/nam, vốn bản...) và khuynh hướng đơn âm hoá để cho ra các dạng từ ghép như tlăn - thằn lằn, tlian- thuồng luồng... cho thấy vết tích của rồng trong các ngôn ngữ phương Nam.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc bị “lẫn lộn” về nguồn gốc 12 con giáp, ông Thông cho rằng “Với ảnh hưởng quan trọng của nền văn hoá Trung Quốc, từ đời Hán và sau đó là Đường, Tống... với sức ép của giai cấp thống trị từ phương Bắc tên 12 con vật tổ đã từ từ được thay thế bằng hình ảnh con người, mang nặng màu sắc văn hoá Trung Hoa hơn. Từ tính chất cụ thể của các loài vật láng giềng, 12 con giáp đã trở nên trừu tượng và còn ảnh hưởng đến vận mạng con người nữa (bói toán) Tuy nhiên, cái vỏ hào nhoáng của chữ Hán, Hán Việt không thể thay đổi được nền văn hoá bình dân (khẩu ngữ) trong đời sống người Việt
Sự phát hiện mới mẻ này đã chứng minh cho sự phát triển của người Việt xưa trong cách tính lịch và làm nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ ở phía Nam Đông Nam Á.