Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

Thi sĩ Bùi Giáng viết về Hoa mai.


Những nhành mai – thơ Bùi Giáng.
Ta biết đã có rất nhiều áng văn thơ bất hủ của nhiều văn sĩ, học giả, thiền sư… nỗi tiếng viết về hoa mai . Là người yêu quý hoa mai và cây hoa mai tôi luôn để tâm tìm kiếm, sưu tầm những áng văn thơ đó. Và cứ mỗi khi có được một tư liệu mới, tôi vui mừng không khác gì sưu tầm được một cây mai quý.
Hôm nay tình cơ lang thang trên mạng, bắt gặp được mấy vần thơ của Thi sĩ tài danh Đất Quảng: Bùi Giáng. Bài thơ có tên là “Những nhành mai”. Xin chép lại nguyên văn:
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết dòng này

Hồng vạn tụ bữa kia em có thấy
Nước xuôi dòng là cổ độ nhìn theo
Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
Mộng miên man là mây phủ lưng đèo

Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoát áo khinh cừu

Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
Em ồ em, anh nói một lời này
Bùi Giáng
(Những nhành mai - trích từ Mưa Nguồn)

BONSAI TOÀN TẬP

1. Những qui tắc trong nghệ thuật trưng bày Bonsai
Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, cách trưng bày bonsai thường không tuân theo một phong cách truyền thống hay sự chỉ dẫn nào. Nhưng có một số chỉ dẫn tuyệt vời cho việc tạo ra một cây bonsai đẹp, và chúng rất có giá trị cho những ai đang theo đuổi nghệ thuật bonsai đầy quyến rũ này.

Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá...



Những qui tắc về thân cây và Nebari:
1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
2. Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
3. Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
4. Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.
5. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
6. Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
7. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
8. Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.
9. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
10. Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
11. Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.
12. Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
13. Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
14. Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
15. Một cây chỉ nên mang một ngọn.
16. Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.




Nhánh cây:
1. Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
2. Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
3. Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
4. Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
5. Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
6. Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
7. Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
8. Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
9. Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
10. Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
11. Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.
12. Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
13. Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).
14. Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
15. Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
16. Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
17. Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
18. Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.
19. Không để những tán lá che khuất “jin”.


Chậu:
1. Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.
2. Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.
3. Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.
4. Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.
5. Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.


Chăm sóc:
1. Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
2. Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
3. Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.
4. Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).
5. Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.
6. Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.
7. Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.


Kết luận
Sách Kỹ thuật trồng ghép Bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện Bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực “những qui tắc” trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng “Những qui tắc” trên là đúng hay là sai.
Tác giả: Brent Walston
Đức Khiêm dịch
Nguồn: evergreengardenworks.com
(Theo www.xipit.com)
2. Cắt tỉa bonsai 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/52-cat-tia-bonsai
3. Tạo hình và chăm sóc bonsai 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/64-tao-hinh-cham-soc-bonsai
4. Chăm sóc bonsai 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/96-cham-soc-bonsai
5. Chăm sóc bonsai trong nhà
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/120-cham-soc-bon-sai-trong-nha
6. Nghệ thuật tạo tiểu cảnh rừng 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/122-nghe-thuat-tao-tieu-canh-rung
7. Cách tạo bonsai Tanuki 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/123-cach-tao-bonsai-takuni
8. Phong cách rễ bám đá trong bonsai 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/192-phong-cach-re-bam-da-trong-bonsai
9. Tiêu chí đánh giá cây cảnh nghệ thuật 
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/124-tieu-chi-danh-gia-cay-canh-nghe-thuat
10. Bonsai - Các phương pháp truyền giống
http://www.xipit.com/cay-canh/bonsai/51-bonsai-phuong-phap-truyen-giong

NGƯỜI CHỦ XE TỐT BỤNG...



Nhân đọc bài báo "Cây mất cắp 100 tuổi giá nửa tỉ "đột ngột" tái xuất" trên báo điện tử VTC News về một vụ mất cây hy hữu, làm tôi nhớ lại câu chuyện sau đây do bạn bè chơi cây ở Tam Kỳ kể lại:

Số là ông K có một cây sanh cổ do ông bà để lại, rất đẹp và quý. Nghe đâu đã có người trả giá vài trăm triệu nhưng ông không bán. Do có nhiều người lạ đến xem, hỏi han, ông K rất lo lắng phải canh giữ rất vất vả. Rồi ông đã cho xây tường rào cho khu vườn để bảo vệ cây. Từ khi xây được tường rào chắc chắn, ông tỏ ra hài lòng và việc canh giữ cũng được nới lỏng hơn.
Bỗng một hôm có chiếc xe cẩu tải đi ngang đến gần nhà ông thì bị hỏng máy. Hai người chủ xe mang đồ nghề ra sửa suốt cả ngày vẫn chưa xong. Họ dành phải ở lại, tối ngũ trên xe, ngày lại sửa. Suốt mấy ngày sau, người dân địa phương đã quen đi cái cảnh hai thầy trò người thợ xe cà cục, đóng, gõ, hàn, sửa… xem ra mất nhiều ngày mới có thể sửa xong. Có người lân la hỏi chuyện thì anh chủ xe tỏ ra là người rất niềm nỡ, tốt bụng và thân thiện. Có người thông cảm với họ còn mời về nhà chơi, uống rượu nữa…
Nhưng rồi một sớm thức dậy, ông K hốt hoảng khi phát hiện cây sanh quý đã biến mất. Dưới kia, chiếc cẩu tải cùng với 2 người chủ xe "tốt bụng và thân thiện" cũng... nhẹ cánh bay xa tự bao giờ mà không để lại một lời từ giả.
11/2009
Lê Thạnh

Làng mai Đại Lộc

Không chỉ giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, cây mai còn đem lại giá trị kinh tế rõ rệt. Hai khu vực chuyên trồng mai là khu 5 và khu 8 thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc đã minh chứng điều ấy.

Thời điểm này sẽ là quá sớm để nói về sự bung nở của những cánh hoa mai, thế nhưng chúm chím những chiếc búp nõn đã bắt đầu hé ra từ sum suê cành lá trong những khu vườn của các hộ trồng hoa mai ở Đại Lộc.

(Một tác phẩm cổ mai hoa)

Cây mai nuôi sống gia đình
Anh Bùi Đình Bảo, người đã gắn bó với nghề trồng mai 20 năm nay ở Ái Nghĩa cho biết, nhà anh trồng mai trên 4 sào đất. Đây là diện tích canh tác mai vườn. Ngoài ra, anh còn dành ra một khoảng đất khá rộng để chăm chút một lượng tương đối lớn các gốc mai. Các gốc mai này được tỉa tót, uốn nắn tạo thành nhiều hình dáng bắt mắt.
Theo anh Bảo, trung bình, vào dịp tết, vườn mai của gia đình anh cho thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng. Đó là loại mai vườn cưa ngang gốc để bán thân mai. Còn đối với các gốc mai cổ được chăm chút cả chục năm trời, số tiền thu được nhiều hơn, 50 đến 70 triệu đồng. Anh Bảo san sẻ: “Cây mai chỉ bán được vào dịp tết. Người ta mua vì mong ước cái đẹp đem lại sự thịnh vượng cho gia đình. Vì vậy đối với từng cây mai, mình phải thật sự tỉ mỉ sửa soạn. Một thân mai đẹp phải có thế thật vững với nhiều nhánh, có nhiều búp và chỉ được một đọt duy nhất. Nước da của cây mai cũng quan trọng không kém, nó phải trơn để chứng tỏ sạch bệnh, phải nhẵn để tạo thẩm mỹ cho thân mai”.

Ảnh: Anh Bùi Đình Bảo chăm sóc mai cho tết Canh Dần
Trồng mai đã 20 năm, nhưng anh Bảo khiêm nhường nói: “Đã đến làng mai ở Đại Lộc này thì anh nên ghé thăm cụ Bùi Đình Châu ở khu 8 đây và anh Lê Me ở khu 5 nữa. “Sống với cây mai”, họ là những người tạo nên sự cân bằng đáng nể giữa làm kinh tế và giữ gìn cái không gian văn hóa rực rỡ quyến rũ sắc vàng ở huyện Đại Lộc”.
Cốt cách quân tử
Cụ Bùi Đình Châu đã bước sang tuổi 80 nhưng thần thái quắc thước. Cụ Châu đã gắn với nghề trồng mai được 55 năm. Cụ chính là người đầu tiên gầy dựng không gian quyến rũ sắc vàng không lẫn được ở Đại Lộc. “Một thiên truyện” thật như đùa được cụ viết ra cách đây 55 năm mà bây giờ hồi tưởng lại đôi mắt cụ hãy hấp háy cười: “Người dân thấy tôi trồng nhiều mai thì ngạc nhiên, tôi bảo trồng mai để dựng nhà. Không ai tin cả nhưng tôi làm nhà từ cây mai là chuyện không bịa”. Thì ra là thấy cây mai hợp thổ nhưỡng, cụ Châu đã ươm thật nhiều, rồi cứ thế, theo thời gian, cây mai kín khắp khu vườn. Chỉ vài lứa mai bán ra, cụ Châu đã đủ tiền để dựng nhà. Không chỉ vậy, thấy giá trị kinh tế cao của cây mai, cụ Châu đã nhân giống ra cho mọi người, vì thế mà mỗi dịp tết đến, dù có bán nhiều bao nhiêu, thì cả khu 8 Ái Nghĩa vẫn rợp một màu vàng ngây ngất của hoa mai.
Với hơn 1 sào mai vườn, năm vừa rồi cụ Châu bán được hơn 20 triệu đồng. Nhưng cụ bảo, bây giờ già rồi, không thể suốt ngày quẩn quanh trong vườn mà “đếm lá, đo hoa” nên tới đây cụ sẽ chuyển lại số diện tích trồng mai này cho người con trai chăm sóc. “Chỉ tốn công trông nom sửa soạn phòng trừ sâu bệnh thôi, cứ 4 năm sau ngày cưa ngang thân để bán thì đã có thể bán được lứa sau rồi. Một thân mai như thế chừng 5 đến 7 triệu đồng cũng bõ công lắm chứ” - cụ Châu chia sẻ. Đã hơn 50 năm theo nghề trồng mai, cụ Châu cho biết, theo nghề trồng mai phải biết cách “đọc thời tiết”, lúc nào thì phải hái lá, thời điểm nào thì phải dồn thúc hay kìm hãm quá trình “phát tiết” của cây mai, nếu không thì có kỳ công mấy cũng bằng thừa. Rồi ông cụ nhấn mạnh: “Theo nghề chi thì tôi không biết chứ đã theo nghề chăm bẵm cây mai thì cũng là một cách rèn luyện đạo làm người. Cây mai mà, cốt cách quân tử lắm - Tạo được thần thái cho một cây mai mà mình ưng ý không dễ!”.
Tạo thần thái cho cây mai, còn là nỗi mong mỏi và niềm say đắm của những hộ trồng mai ở khu 5 Ái Nghĩa. Đối với họ, một thân mai đẹp phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố: kỳ vỹ, cổ xưa, và quan trọng nhất là cốt cách. Anh Lê Me, từ nhỏ đến nay đã sưu tầm được nhiều cây mai cổ và được anh gọi tên chung là “Cổ Mai Hoa Đại Lộc”. Hỏi anh bỏ công sưu tầm được nhiều mai cổ như vậy thì lấy gì “nuôi sống” chúng, anh bảo: “Lo chăm sóc mai cung ứng cho thị trường và mai cổ là khó khăn thật sự. Biết làm sao được, để gắn bó với mai cổ, tôi phải lấy ngắn nuôi dài”. Mỗi năm, anh Lê Me bán ra thị trường được khoảng 100 chậu mai, mỗi chậu như vậy giá trên dưới vài triệu đồng. Số tiền này anh dành để chi trả khu đất mà anh thuê lại ở đồi Ái Nghĩa cũng như chi phí về chăm sóc… Ngoài việc bán mai để chậu, anh Lê Me cũng bán giống mai con. Nói về “nghiệp theo hoa” của mình, anh cho biết: “Vất vả thì nhiều nhưng bù lại cũng sung sướng vì đã tạo nên nhiều dáng mai ưng ý. Cây “Ngọc Cốt Thiên Chân” này là sự hòa quyện giữa khí phách phi thường với cái mềm mại uyển chuyển. Cả bộ đế, thân và lá, cần phải đạt được tiêu chí “Cổ - Kỳ - Mỹ”. Ký thác nhiều tâm sức với cây mai, anh Lê Me nói rằng chỉ cần có một mặt bằng lớn hơn chút nữa là có thể thỏa nguyện với cây mai.
(Theo QUANG THANH, Báo Quảng Nam 11/2009)

Huyền thoại cổ mai



Ở miền Nam, mỗi khi Tết đến xuân về, khó có loại hoa nào có thể sánh được với hoa mai. Xung quanh việc chơi mai, săn tìm những cây mai quý, đặc biệt là cổ mai có khối chuyện ly kỳ, thú vị.

Những cây giá trị bằng cả gia tài
Với truyền thống chơi mai lâu đời, ngày nay đất Quảng Nam lưu giữ nhiều cây mai cổ thuộc vào hàng quý hiếm. Nổi tiếng nhất trên các diễn đàn cây cảnh... có lẽ là cây mai được đặt tên rất kêu "Hồn Việt - cổ mai hoa" của nghệ nhân Lê Thạnh, người vùng Ái Nghĩa, Đại Lộc. Cây Hồn Việt - cổ mai hoa được biết đến từ Tết năm 2008, khi chủ nhân ngỏ ý muốn bán cây mai cổ này với giá 340 triệu đồng.


Theo bộc bạch của chủ nhân, cây mai này được ông mua từ vùng Điện Bàn, Quảng Nam. Trước đó, do thiếu duyên nên cây mai này ít được biết đến. Tuổi của nó được phỏng đoán khoảng 150 tuổi. Gốc của cây mai này đường kính chỗ lớn nhất lên đến 35cm, chiều cao 1,5m. Khi giới thiệu về cây mai cổ này, chủ nhân của nó không giấu được tự hào: "Cây mai này là độc nhất vô nhị về dáng thế và tuổi tác. Nó thuộc giống thanh mai, có nguồn gốc ở Quảng Nam. Đây là loại mai có chồi xanh khác với hồng diệp mai có chồi màu hồng tím, hoa có màu vàng đậm và có mùi thơm khó tả. Kiểu dáng uyển chuyển nhưng mạnh mẽ, có hình cong chữ S thể hiện được bản chất anh hùng nhưng giàu nhân nghĩa của người Việt Nam. Đúng với tên gọi của nó: Hồn Việt - cổ mai hoa".
Xuôi về Nam, đất An Giang, Vĩnh Long cũng có nhiều cây mai cổ nổi tiếng, chỉ có khác một điều là các cây mai cổ phía nam thường ít được đặt tên riêng nên ít được biết đến, chỉ đến khi có một sự kiện nào đó thì những cây mai này mới bắt đầu lộ diện. Năm 2008, giới chơi mai, kiểng cổ được dịp chiêm ngưỡng một cây mai cổ của đất Vĩnh Long được chào bán với giá 600 triệu đồng. Hội hoa xuân TPHCM đã vinh danh vị trí cao nhất cho 2 cây mai cổ của đất An Giang. Sau khi được "tấn vương" ở hội hoa xuân TPHCM, giới chơi mai đồn đoán, những cây mai này giá trị lên đến tiền tỉ.
"Săn" cổ mai
Nghệ nhân Lê Me - chủ nhân của một bộ sưu tập cổ mai cho rằng, cái khó nhất của nghề săn mai cổ là phải nhìn ra dáng thế của cây mai sau khi gọt giũa ngay từ khi nó còn là viên ngọc thô, nằm lẩn khuất ở góc vườn nào đó. Trường hợp cây mai được đặt tên cổ thụ Thanh Long của ông là một điển hình. Cây mai này có thế trực (thẳng) dáng Thiên Long, bộ đế (phần gốc) Bàng Long. Nếu căn cứ theo kích thước của nó thì có lẽ nó đã có hàng trăm năm tuổi, chu vi gốc lên đến 103cm. Sau khi mang về vườn, qua bàn tay nhào nặn của nghệ nhân Lê Me, từ một viên ngọc thô, cây mai này đã biến thành một tác phẩm nghệ thuật sống được đặt tên là cổ thụ Thanh Long... Mới đây nhất, một lái mai ở TPHCM đã trả 200 triệu đồng nhưng ông Lê Me vẫn chưa bán.
Cũng theo ông Me: "Cây này chỉ cần 2 đến 3 năm nữa, cành nhánh hoàn chỉnh, khi đó giá trị của nó sẽ còn tăng hơn nữa". Chuyện săn cổ mai của ông Lê Me còn ly kỳ hơn đối với cây mai được đặt tên "Ngọc Cốt Thiên Chân" (ảnh trên). Nó về cái tên nghe đượm hơi hướng truyện chưởng, nghệ nhân Lê Me giải thích: "Ngọc Cốt Thiên Chân có nghĩa là cây mai có cốt cách của ngọc còn Thiên Chân là quà của trời. Tôi nghĩ, sở hữu được cây mai này là một kỳ duyên mà không phải ai cũng có được, nó là một món quà trời ban, không phải có tiền là mua được".
Theo thẩm định của giới chơi kiểng thì cây Ngọc Cốt Thiên Chân phải đến 300 năm tuổi, đường kính gốc chỗ lớn nhất lên đến 70cm, chu vi gốc 163cm (một người lớn ôm mới xuể). Toàn thân tạo thành hình một tòa tháp đều đặn từ dưới lên trên. Theo chủ nhân của cây mai thì thời ông nội ông đã có cây mai này, cứ Tết đến ông và cháu ra vặt lá. Sáu năm trước nó được di thực về Tam Dân, Tam Kỳ, Quảng Nam và được vô chậu. Mặc dù vậy, khi ông Me biết về cây mai này thì nó vẫn còn thô lại mắc thêm nhiều khuyết điểm.
Ông Me hồi tưởng: "Để sở hữu cây Ngọc Cốt Thiên Chân" tôi phải đi lại không biết bao nhiêu chuyến từ Ái Nghĩa vào Tam Kỳ cả trăm cây số, ròng rã trong 8 tháng trời, nhưng chủ vẫn không chịu bán. Sau mỗi chuyến đi, tôi lại mất ngủ, cứ nghĩ đến cây mai là tôi không tài nào ngủ được". Giọng ông Me trở nên sôi nổi lại hào hứng "Hai vợ chồng tôi đi lại khoảng 4 lần thì tôi nhận được điện của chủ cây đồng ý bán".
Về giá cả, ông Lê Me nói đây là một chuyện tế nhị không thể tiết lộ nhưng trước đó, theo lời ông Lê Me thì Chủ tịch huyện Núi Thành đã trả giá 16 triệu đồng nhưng không mua được...
Ngọc Huân
(Theo Báo Lao động 01/2009)